Đảng viên trước hết phải là công dân tốt

Thứ năm, ngày 01/03/2012 09:08 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tôi đã đọc 19 điều đảng viên không được làm theo Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương, về cơ bản thì vẫn giống với 19 điều cấm theo Quy định 115 trước đây do Bộ Chính trị ban hành.
Bình luận 0

Có một số nội dung thay đổi, nhưng tại Điều 8, có nội dung cấm: “Có hành vi để bố mẹ, vợ (chồng) con, anh, chị, em ruột thực hiện dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định”. Nội dung này Luật Công chức có, Điệu lệ Đảng mới bổ sung vào.

Quả thật, trong quy định 19 điều đảng viên không được làm trước đây, có nhiều điều lẫn lộn giữa tư cách đảng viên và công dân. Có nhiều cái đương nhiên cấm công dân rồi thì không cần cấm đảng viên nữa. Bên cạnh đó, có nhiều cái đụng chạm tới quyền lợi của công dân.

Thật ra, cái này cũng đúng thôi vì nhiều đảng chính trị có những điều luật nghiêm ngặt, còn cao hơn cả quyền công dân. Ví dụ như bỏ phiếu chẳng hạn: Công dân được bỏ phiếu, đảng viên cũng được bỏ phiếu nhưng phải theo chỉ thị của Đảng. Lúc này quyền tự do bỏ phiếu của đảng viên không còn được đúng nghĩa như quyền công dân nữa. Đã là một cá nhân trong một tổ chức, anh phải thống nhất ý chí hành động với tổ chức đó, cho nên nhiều khi đảng viên phải hy sinh một số quyền tự do công dân của mình để đảm bảo tính tổ chức.

Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn về quy định đảng viên không được ký vào đơn thư tố cáo hay cùng người khác tham gia viết đơn thư tố cáo. Trong khi Luật Phòng chống tham nhũng coi đơn thư tố cáo, thậm chỉ cả đơn nặc danh, là một kênh thông tin quan trọng để phát hiện tham nhũng, tiêu cực, nếu anh là đảng viên, là lãnh đạo một tập thể mà không ký đơn cùng với tập thể để tố cáo cái sai thì còn ai tin anh nữa. Nếu không dám chịu trách nhiệm thì lãnh đạo được ai nữa?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem