đánh bắt cá linh
-
Những ngày này, nước sông Tiền, sông Hậu trở nên đục ngầu. Theo dòng nước cuồn cuộn từ thượng lưu, dòng cá linh bơi về hạ nguồn, cũng là lúc dân ĐBSCL vào mùa đánh bắt cá linh-cá đặc sản.
-
Chạy dọc theo khu vực bờ kè trung tâm thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) hiện nay, nhìn xuống sông Tiền, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những chiếc ghe có gắn vợt lưới trước mũi để đánh bắt cá linh.
-
Thời điểm này, nước trên các cánh đồng lũ đã rút dần ra sông, cá linh đặc sản đã già và sản lượng đánh bắt dồi dào. Giá cá linh quá rẻ, các cơ sở làm mắm cá linh ở các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp đang tăng mạnh thu mua...
-
Năm nay miền Tây lũ đẹp, thủy sản theo con nước về đồng về sông nhiều. Thời điểm này đang là chính vụ đánh bắt cá linh ở miền Tây mùa nước nổi. Tuy giá cá linh "lao đốc" và ở mức thấp, nhưng những hộ đánh bắt cá linh ở đầu nguồn tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp mỗi ngày bắt được 800kg đến 2 tấn vẫn kiếm được tiền triệu...
-
Tại sao miền Tây gọi cá linh? Có giải thích dân gian cho rằng, mùa nước nổi cá linh lúc đầu từ Biển Hồ xuống sông Tiền, sông Hậu; sau đó lại quay về cố hương xứ chùa Tháp, hiện tượng đó gọi là “cá lên”, lâu ngày bà con đọc trại thành “cá linh”.
-
Hồi nhỏ, mẹ tôi thường ngân nga mấy câu hò dân dã “Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng/ Con cò không nhát sao gọi cò ma/ Con cá không thờ sao gọi cá linh…” hay các câu ca dao “Muốn ăn bông súng cá linh (mắm kho)/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Tuy nhiên vì sao loại cá này có tên “Linh” thì có rất nhiều giai thoại.