Đành nhắm mắt gửi "liều" con vào nhà trẻ tư

Thứ hai, ngày 29/11/2010 19:05 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Các ông bố, bà mẹ khi gửi con tại nhà trẻ tư đều xác định phó thác con mình cho bảo mẫu. Còn trách nhiệm của hầu hết chính quyền địa phương mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi cái "tâm" của người nuôi dạy trẻ...
Bình luận 0

Mấy tháng rồi vợ chồng anh Nguyễn Văn Tuất (quê ở Nghệ An, thuê trọ ở thôn Trung, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) lao đao vì phải đi làm kiếm sống mà chưa biết gửi con ở đâu. Cực chẳng đã, giữa tuần qua anh phải mang con gửi bà chủ nhà trọ.

Cậy nhờ bảo mẫu

img

Bà Hoàng Thị Lương (Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội) dỗ trẻ ngủ tại cơ sở trông giữ trẻ của mình.

Anh Tuất tâm sự: Lương hai vợ chồng tôi chỉ đủ tiền ăn với tiền thuê nhà, trường công thì không đủ điều kiện về hộ khẩu, trường tư thục lại không có tiền nên chỉ còn cách gửi hàng xóm, ngày hai buổi mang cơm nhà cho cháu ăn, cuối tháng trả công cho họ thôi...

Khi đề cập đến câu chuyện bạo hành với trẻ ở Bình Dương mới đây, vợ chồng anh tâm sự: "Chúng tôi đi làm cả ngày, tối mịt với về, chỉ để ý xem hôm nay cháu đã ăn uống gì chưa, chứ thật cũng không nghĩ đến việc cháu có bị đánh đập gì hay không. Hy vọng con mình được người trông trẻ thương yêu và đối xử tử tế".

Anh Tuất cho biết, ở xóm trọ của anh còn có 4 cặp vợ chồng trẻ khác phải gửi con ở những lớp trông trẻ tư.

Tại TP.HCM, như NTNN đã phản ánh, hầu hết công nhân các khu công nghiệp phải "làm liều" đưa con vào những điểm giữ trẻ tư nhân thiếu an toàn.

Chị Nguyễn Thị Ngà - công nhân Khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức) băn khoăn: Chúng tôi cũng muốn gửi con vào trường công lập nhưng nhiều khi họ không nhận vì họ chỉ giữ đến 5 giờ chiều là phải đón về. Công nhân chúng tôi phải tăng ca liên tục đến tận đêm, không thể đón con đúng giờ được nên đành nhắm mắt gửi con vào nhà trẻ tư”.

Anh Hà Văn Cường - công nhân Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) cho biết, trước đây anh chị gửi đứa con nhỏ 3 tuổi cho một nhà trẻ tư. Được một vài tháng thì thấy sức khỏe bé xấu đi, hay ốm và biếng ăn nên anh chị đành gửi con về quê cho ông bà nuôi hộ.

“Bó tay” với cơ sở tư?

Vấn đề trông giữ trẻ tư nhân bây giờ không chỉ là sự quan tâm của một, hai gia đình mà là của toàn xã hội, đặc biệt là sau những vụ bạo hành với các em được phát lộ. Bà Hoàng Thị Lương, nhà tại Khu công nghiệp Thạch Bàn (Gia Lâm, Hà Nội) đang nhận trông 6 trẻ, bày tỏ: "Mình trông trẻ lấy tiền của bố mẹ chúng thì phải có cái tâm. Ở đây, tôi coi trẻ như con cháu của mình”.

Ngoài cơ sở của bà Lương, ở Thạch Bàn còn có một cơ sở trông trẻ tại gia của ông Nguyễn Mậu Hùng và nhiều nhà nhận trông từ 1-2 trẻ. Ông Trịnh Xuân Hùng - Tổ trưởng Tổ dân phố 2, phường Thạch Bàn cho biết: Chúng tôi thường xuyên kiểm tra 2 cơ sở này, nhiều lần còn mời cả công an khu vực đi cùng...

Trao đổi với NTNN, ông Dương Văn Tân - Trưởng ban Văn hoá - Thông tin xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm cho hay:

"Xã có 2 trường mầm non công lập, một trường tư thục và 10 lớp trông giữ trẻ được cấp phép, tuy nhiên các trường này đều trong tình trạng quá tải. Hiện chúng tôi chỉ thực hiện kiểm tra, quản lý với những cơ sở được cấp phép còn với những cơ sở không đăng ký thì việc quản lý rất khó khăn vì đến kiểm tra lần nào họ cũng biện lý do: Trông hộ con cháu trong nhà, không mở dịch vụ trông trẻ… do đó việc can thiệp, xử lý cũng rất khó.

Trao đổi với NTNN, bà Đỗ Thị Hải Đường - Trưởng phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết: Việc cấp phép cho các cơ sở trông trẻ do bên ngành giáo dục phụ trách, còn việc kiểm tra giám sát các cơ sở này trước đây phòng đã từng làm, nhưng mấy năm gần đây không được thực hiện thường xuyên. N

Chiều 27- 11, Viện KSND huyện Thuận An (Bình Dương) đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam hai tháng bảo mẫu Trần Thị Phụng (52 tuổi, ngụ tại 2/19 ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao, huyện Thuận An) với hành vi "hành hạ người khác" theo Điều 10 Bộ luật Hình sự.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem