Đảo nuôi muỗi và "tiễn sĩ Dracula" của Việt Nam khiến báo Tây sốc

Thứ năm, ngày 07/11/2013 10:19 AM (GMT+7)
Hàng trăm con muỗi bâu kín cánh tay và ngón tay gầy gò, cắn và hút máu say sưa đến nỗi bụng phồng căng lên đỏ lóe. "Tiến sĩ Dracula"-chúa tể ma cà rồng tiết lộ, bà làm như vậy để cung cấp bữa trưa cho chúng.
Bình luận 0
Hãng thông tấn AP vừa đăng tải một bài viết rất đáng chú ý về đảo nuôi muỗi Trí Nguyên, Nha Trang về "tiến sĩ Dracula", Nguyễn Thị Yên và công trình khoa học đặc biệt của bà. Dân Việt xin lược dịch bài viết này.

Cảnh tượng nhà côn trùng học Nguyễn Thị Yên cuộn ống áo đưa tay vào thùng lưới nơi nuôi hàng trăm con muỗi và lập tức chúng lao tới hút máu điên cuồng khiến không ít người sửng sốt.

Tình nguyện viên cho muỗi ăn
Tình nguyện viên cho muỗi ăn

Hàng trăm con muỗi bâu kín trên cánh tay và ngón tay gầy gò của cô, chúng cắn và hút máu say sưa đến nỗi bụng phồng căng lên đỏ lóe. Nhà côn trùng học Nguyễn Thị Yên, người được mệnh danh là "Tiến sĩ Dracula"-chúa tể ma cà rồng tiết lộ, bà làm như vậy để cung cấp bữa ăn trưa cho những vật nuôi kì dị này và để chúng chuẩn bị giao phối sinh sản.

Sau 10 phút cho muỗi ăn, cánh tay bà sưng tấy lên. Đây thực chất là một công tác nghiên cứu khoa học nghiêm túc và những con muỗi này là những “kẻ hút máu rất đặc biệt”. Những vết cắn khó chịu có thể tiết lộ cách thức giảm đáng kể căn bệnh sốt xuất huyết, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới.

Tất cả những con muỗi vừa hút máu đã bị cấy loại vi khuẩn Wolbachia, một loại có thể ngăn chặn muỗi không mang virus sốt xuất huyết. Nếu điều này thành công thì muỗi không thể nào truyền bệnh lây lan cho người dân. Vi khuẩn Wolbachia được tìm thấy trong nhiều loại côn trùng, trong đó có ruồi giấm. Song trong tự nhiên, muỗi gồm cả loài muỗi Aedes aegypti nguy hiểm lại không chứa loại vi khuẩn này.

Những con muỗi sẽ được chăm sóc bằng chính máu của người dân
Những con muỗi sẽ được chăm sóc bằng chính máu của người dân

Nhà khoa học Scott O'Neill (Australia) từng bỏ ra suốt 20 năm để tìm cách làm sao có thể cấy loại vi khuẩn trên vào muỗi. Mãi đến năm 2008 mới có tia hi vọng khi một trong những sinh viên của ông tìm ra cách cấy vi khuẩn vào muỗi để chúng có thể đẻ ra các thế hệ muỗi tiếp theo qua sinh sản và những con này không thể truyền bệnh sang cho con người.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu của ông chỉ đặt mục tiêu vi khuẩn này sẽ rút ngắn tuổi thọ của muỗi. Nhưng sau đó họ còn phát hiện thêm điều quan trọng: muỗi mang vi khuẩn Wolbachia không chỉ chết nhanh hơn mà còn bị chặn virus gây sốt xuất huyết một phần hoặc hoàn toàn, giống như một loại vắc xin tự nhiên. “Các virus sốt xuất huyết không thể phát triển trong muỗi khi các vi khuẩn Wolbachia có trong cơ thể muỗi và như thế virus sốt xuất huyết không thể được truyền đi”, O’Neill cho biết.

Để đưa kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ra thử nghiệm thực tế, nhóm nhà khoa học của O’Neill đã đưa giống muỗi này tới các vùng ở Australia và nhất là những khu vực đặc hữu về nguy cơ sốt xuất huyết ở Đông Nam Á. Tại khu vực này có các đầm lầy khiến muỗi sinh sản thuận lợi vào mùa mưa và lây nhiễm dịch sốt cho hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh và không ít ca tử vong, trong đó có nhiều trẻ em.

Nhóm nhà khoa học đã kết nối với nhà côn trùng học Nguyễn Thị Yên, 58 tuổi, người công tác suốt 35 năm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương Việt Nam. Cả nhóm đã lên kế hoạch kiểm tra hiệu quả của giống muỗi nhiễm Wolbachia trên đảo Trí Nguyên, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, vào năm 2013 và dự kiến sẽ thử nghiệm tiếp tại Indonesia vào năm tới.

Sau đó được thu lại để phân tích
Sau đó được thu lại để phân tích

Sau đấy, hàng ngàn trứng muỗi màu đen được đặt lên mảnh giấy bên trong hộp đã được di chuyển từ Hà Nội tới Nha Trang. Trứng được lưu giữ trong điều kiện nhiệt độ độ ẩm thích hợp. Những con muỗi đã được ấp nở trong phòng thí nghiệm trước khi được vận chuyển bằng thuyền ra đảo. Các tình nguyện viên cho muỗi ăn phải đảm bảo không dùng thuốc kháng sinh vì nếu không những chất đó có thể tiêu diệt vi khuẩn Wolbachia.

Với vi khuẩn Wolbachia, các nhà khoa học hy vọng sẽ khắc phục được những hạn chế trong việc dùng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, Wolbachia cũng ngăn chặn các bệnh do muỗi truyền như sốt vàng da và sốt chikungunya. Trong suốt 5 tháng qua, 3.500 người dân trên đảo Trí Nguyên đã rất “hạnh phúc” khi được các nhân viên cộng đồng gửi nuôi những muỗi sơ sinh kỳ lạ này.

Với muỗi niễm Wolbachia hy vọng sẽ giảm đáng kể dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam
Với muỗi niễm Wolbachia hy vọng sẽ giảm đáng kể dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam

“Chúng tôi không giết những con muỗi. Ngược lại chúng tôi còn cho nó cắn hút máu. Các con muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia có trong nhà thì cũng không khác gì có bác sĩ trong nhà. Chúng có thể cắn hút máu, nhưng lại có thể ngăn chặn dịch sốt xuất huyết”, một ngư dân tên Trần trên đảo Trí Nguyên vui mừng nói.

Những con muỗi này sau đó sẽ được thu thập và đưa trở lại phòng thí nghiệm để phân tích xác định xem khi mang vi khuẩn Wolbachia thì cũng có tác động như thế nào đối với cư dân bản địa. Các vi khuẩn Wolbachia trong mẫu thử nghiệm có độ kháng sốt xuất huyết cao nhất 100 phần trăm nhưng thực tế rất khó để duy trì cấp độ này.

Trong đợt thả muỗi vào tháng 9 vừa qua, với 90 phần trăm muỗi nhiễm Wolbachia nhưng khi thu về thì giảm chỉ còn khoảng 65%. Sự suy giảm tương tự cũng xảy ra ở Australia vì khi chuyển vi khuẩn Wolbachia sang vật chủ khác trong tự nhiên thì khả năng chặn dịch sốt xuất sẽ thấp hơn.

Văn Biên (Theo AP) (Văn Biên (Theo AP))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem