Đây là Hội thảo cuối cùng, kết thúc 15 năm hợp tác phát triển song
phương của Thụy Điển với Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông.
Trong 15 năm,
hơn 10.000 nhà báo đã được đào tạo từ các dự án do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) hỗ trợ cho truyền thông Việt Nam giai đoạn 1998-2013 trong nhiều lĩnh
vực thông tin, từ phát thanh, truyền hình, báo in, từ quản lý báo chí tới tổ
chức nội dung.
Ông Đỗ Quý Doãn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông
tin- truyền thông, hiện là Chủ tịch Hội đồng cố vấn đào tạo báo chí đánh giá, quá
trình hợp tác này đã góp sức rất lớn cho báo chí Việt Nam phát triển.
![Chuyên gia Thụy Điển nói về tương lai của báo chí và sự thích ứng của nhà báo Chuyên gia Thụy Điển nói về tương lai của báo chí và sự thích ứng của nhà báo](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-11-05/1434786840-anh-hoi-thao.jpg)
Chuyên gia Thụy Điển nói về tương lai của báo chí và sự thích ứng của nhà báo
Sự phát triển
của báo chí Việt Nam
cũng gây ấn tượng mạnh cho các chuyên gia Thụy Điển. Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục
trưởng Cục Báo chí cho biết, năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối mạng viễn
thông Quốc tế, năm 1999, khái niệm báo điện tử lần đầu tiên mới xuất hiện trong
Luật Báo chí sửa đổi.
Tính từ mốc
này, báo in tăng gấp đôi số cơ quan báo chí (825 cơ quan báo chí, hơn 1.700 ấn
phẩm so với hơn 400 cơ quan báo chí năm 1997). Trong khi báo điện tử tăng tới
mức phi mã, từ 1 vài báo ban đầu, tới nay đã có 250 báo và trang tin điện tử
chính thức, nhưng thực tế còn hàng ngàn trang tin điện tử khác, hơn 300 trang
mạng xã hội cũng tham gia vào quá trình thông tin.
Vì vậy, thách
thức lớn nhất hiện nay là vấn đề độc quyền trong thông tin đang thay đổi. Người
dân với điện thoại thông minh đang làm thay công việc của các nhà báo, đưa
thông tin còn nhanh và đa dạng hơn các nhà báo. Trong khi đó, công nghệ thay
đổi nhanh, trong đó có điện thoại di động. Người dân đọc báo, xem truyền hình,
phát thanh bằng điện thoại di động. Vì thế, mọi quy định quản lý báo chí trở
nên lạc hậu.
Một thách thức
nữa là thông tin báo chí được người dân phản hồi rất mạnh mẽ và tức thì nên
tính chuẩn mực của thông tin đang đặt ra khá bức xúc
Trong khuôn khổ
hội thảo, Bộ Thông tin Truyền thông và các chuyên gia báo chí trong nước, quốc
tê thảo luận về vấn đề tương lai báo chí Việt Nam, đào tạo báo chí trong tương
lai thế nào? Làm thế nào để nhà báo đưa tin nhanh và chuẩn mực trong bối cảnh
công nghệ số?
Bà Annelie Ewers, chuyên gia FOJO, người đã xây dựng, điều hành Dự án hỗ trợ cho truyền
thông Việt Nam suốt 15 năm qua chia sẻ, Hội thảo này là hội thảo cuối cùng của
chuỗi hội thảo về hỗ trợ phát triển báo chí Việt Nam. Ngoài kết quả đào tạo
chung, phía Thụy Điển cũng hỗ trợ để Việt Nam xây dựng được Trung tâm Bồi
dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí (MTC) và thiết lập mạng lưới giảng viên báo chí
đủ mạnh.
Tại Hội thảo
cuối cùng, SIDA cùng các chuyên gia cũng giúp đưa ra những hình dung về
tương lai báo chí, những kinh nghiệm thích ứng
“Thụy Điển đang
rút khỏi quá trình hợp tác phát triển song phương với Việt Nam, các bạn cần phát triển, cần
tìm những đối tác khác. Tôi muốn thấy những gì chúng ta đã từng làm có kết quả
tốt đẹp, và những kết quả tốt đẹp ấy phải ở lại Việt Nam, tiếp tục phát triển”- Bà Annelie nói.
Lê Huyền (Lê Huyền)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.