đào tạo nghề
-
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng cao đời sống và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
-
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp & Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã triển khai trực tiếp khai giảng 128 lớp nghề, cấp chứng chỉ cho 3.996 lao động. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị cung ứng hơn 7.000 tấn phân bón trả chậm với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng cho nông dân.
-
Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề việc làm trong công tác xóa đói giảm nghèo, thời gian qua, huyện Bắc Yên (Sơn La) luôn quan tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhiều mô hình kinh tế được khuyến khích phát triển, mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động.
-
Được hỗ trợ đào tạo nghề, nhiều nông dân ở Điện Biên đã ứng dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn định và có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất.
-
Để hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mới đây Bộ LĐTBXH đã tham vấn để Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản có liên quan nhằm tăng cường, đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
-
Cũng như TP.HCM, tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt, tỉnh Đồng Nai đào tạo nghề nông thôn gắn với các nghề, làng nghề truyền thống.
-
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm (ĐTN, GQVL) được xác định là một trong những trọng tâm và giải pháp hàng đầu trong thực hiện tốt chính sách an sinh. Do vậy, Sở LĐ-TB&XH Điện Biên đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung làm tốt công tác này.
-
Thời gian qua, tỉnh Phú Yên luôn quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ đó, giúp nâng cao trình độ tay nghề, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm theo nhu cầu, tăng thu nhập cho lao động địa phương.
-
Với mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030, mỗi năm huyện Mường Ảng (Điện Biên) sẽ đào tạo nghề cho từ 350 lao động trở lên. Giải quyết việc làm mới cho tối thiểu 700 lao động/năm, 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số. Năm 2025 đạt mức thu nhập 35 triệu đồng/người/năm.
-
Sáng ngày 05/10/2024, Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2024 – 2025, chào đón 2.500 tân sinh viên tựu trường.