Cu xanh thuộc họ bồ câu, có trên 12 loài như cu xanh mỏ quặp, cu xanh nhọn đuôi, cu xanh đầu xám… Chúng có mặt ở Việt Nam và khắp Đông Dương, nhưng đang bị con người đánh bẫy bắt hàng đàn cùng lúc.
Do cu xanh ăn hoa quả rừng rồi gieo vãi hạt khắp nơi, nên sự tồn tại của chúng trong tự nhiên tác động lớn đến sự phát triển hệ sinh thái rừng. Những hình ảnh này một lần nữa cho thấy sự kém hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ rừng.
Cu xanh thường làm tổ vào tháng 4 đến tháng 6 và đẻ hai trứng màu trắng, tổ đơn giản và chúng nuôi con rất giỏi.
Các đặc điểm chung của loài cu xanh là lông xanh màu rừng, đôi khi được tô điểm bằng màu vàng, đỏ, nâu rất sặc sỡ. Chúng không biết gáy mà chỉ biết hú. Buổi sáng thức dậy và buổi chiều trước khi ngủ chúng ăn đất, buổi trưa thức ăn chủ yếu là hoa quả rừng. Cu xanh sống thành bầy từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau, giao tiếp với nhau bằng tiếng hú, thời gian còn lại đi riêng lẻ từng đôi một làm tổ. Chúng có đời sống thuỷ chung một vợ một chồng suốt đời.
Lợi dụng các đặc điểm trên của các loài cu xanh, các tay đánh bẫy rừng chuyên nghiệp đặt lưới và vài con cu mồi nơi các bãi đất trống mà cu xanh thường đến ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mỗi lần sập bẫy coi như một đàn cu xanh bị bắt gọn.
Cu xanh không ăn lẻ một mình. Thông thường một vài con đến trước đậu trên ngọn cây cao quan sát, khi thấy bãi ăn an toàn thì cất tiếng hú gọi bầy, sau đó từng đàn lớn cu xanh tụ hội và cùng sà xuống.
Lưới đánh cu xanh được thiết kế thành hai cánh, mỗi cánh có kích thước 2 x 5m lật ngược ra ngoài nối bằng dây sắt dẫn vào thum nơi con người đang núp. Khi kéo mạnh, hai cánh lưới sẽ lật úp vào trong.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.