Trong cơ cấu doanh thu của Vingroup, doanh thu chuyển nhượng bất độngsản vẫn chiếm phần lớn nhất (68%) khi đem về số tiền là gần 57.021 tỷ đồng, tăng 18.498 tỷ đồng, tương ứng mức tăng gần 50% so với quý 2 năm 2017. Tính riêng trong quý 3, doanh thu mảng này đạt 13.370 tỷ đồng, giá vốn là 8.675 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng bán bất động sản đạt 35,11%.
Đứng thứ 2 là doanh thu bán lẻ với 12.980 tỷ đồng (chiếm 15,4%), tăng 3.740 tỷ đồng, tương đương tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp trong Qúy 3 của mảng này đạt 11,66%.
Doanh thu mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đạt 6.049 tỷ đồng (chiếm 7,19%), tăng 43,1% so với cùng kỳ năm trước. Mảng dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận gộp là 29,8%. Doanh thu các mảng hoạt động cho thuê bất động sản bán lẻ, giáo dục, và y tế tăng từ 28,0% đến 52,9% so với cùng kỳ.
Như vậy, hiện tại mảng chuyển nhượng bất động sản vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” cho Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Năm 2018 cũng là một năm đánh dấu sự chuyển mình và thay đổi lớn của Vingroup về chiến lược và hoạt động kinh doanh. Cuối tháng 8/2018, tập đoàn này bất ngờ công bố chiến lược trở thành một tập đoàn công nghệ -công nghiệp – dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó mảng Công nghệ sẽ chiếm tỷ trọng chính. Chiến lược này khác hoàn toàn với con đường mà Vingroup đã đi trong thời gian vừa qua.
Sau đó, tập đoàn này đã thực hiện hàng loạt những động thái mới trong đầu tư để hiện thực hóa chiến lược trên. Chỉ trong thời gian ngắn, Vingroup đã cho ra đời hãng xe Vinfast, điện thoại Vsmart và thành lập nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VIC của Vingroup vẫn đang giao dịch quanh 100.000 đồng/cổ phiếu, mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết. Vốn hóa của Vingroup đạt trên 325 ngàn tỷ đồng, dẫn đầu trên thị trường hiện nay.
Những người chèo lái doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đối với hàng trăm, ngàn người, đặc biệt là những công ty có quy...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.