Trước kia, Nhật Bản từng là cường quốc lớn thứ 2 thế giới, nền kinh tế luôn nằm trong top đầu toàn cầu. Nhưng giờ đây, người dân Nhật Bản không còn hài lòng với sự phát triển trong nước. Năm 2017, tỷ lệ nợ công/GDP tại quốc gia này đã tăng tới 253%. Hiện nay, Nhật Bản còn phải đối mặt với 2 thách thức lớn: số lượng người già tăng lên đáng kể và sự suy giảm tỷ lệ sinh.
Nếu không giải quyết được 2 vấn đề này, Nhật Bản sẽ bị ép căng về số lượng lao động. Hiện tại, tỷ lệ sinh ở Nhật đã thấp đến mức kỷ lục: 1,4%, trong khi trung bình mỗi phụ nữ tại đây cần sinh 2,1 con mới có thể duy trì phát triển dân số bền vững. Bên cạnh đó, tỷ lệ già hóa dân số gia tăng cũng tạo thêm gánh nặng cho người lao động Nhật Bản.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Randall S. Jones – trưởng ban nghiên cứu khu vực Nhật Bản, Hàn Quốc của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nếu tỷ lệ sinh ở Nhật không thể tăng lên thì tới năm 2050, dân số nước này chỉ còn 98 triệu người (hiện nay là 128 triệu). Theo đó, tỷ lệ người già trên tổng dân số sẽ tăng từ 26% lên 45%.
Trong tháng 4 năm nay, công ty đánh giá tín dụng Moody’s đã cảnh báo rằng Nhật Bản đang phải đối mặt với thách thức tín dụng lớn, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Do tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình giảm xuống, cơ sở tính thuế bị thu hẹp, khoản chi cho phúc lợi xã hội tăng cao nên GDP Nhật Bản cũng bị giảm tăng trưởng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sử dụng nhiều biện pháp thúc đẩy các gia đình Nhật Bản sinh thêm con. Chẳng hạn như “Kế hoạch +1” với nội dung khuyến khích mỗi gia đình sinh thêm 1 trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có “kế hoạch thiên sứ”, “kế hoạch thiên sứ mới” chuyên hỗ trợ việc sinh con và nuôi dạy trẻ. Theo 2 kế hoạch này, các bé từ 5 tuổi trở xuống sẽ được chính phủ bao nuôi toàn bộ.
Thậm chí, chính phủ Nhật Bản còn phát tiền mặt cho các bà mẹ mới sinh. Các mẹ bỉm sữa tại nhà cũng được nhận tiền trợ cấp, bù vào khoản tổn thất thu nhập khi các bà mẹ này không thể đi làm.
Bên cạnh những chính sách kể trên, Nhật Bản còn phải giải quyết một vấn đề khác liên quan tới văn hóa. Tại xứ sở hoa anh đào trước giờ vẫn luôn tồn tại văn hóa “cuồng công việc”, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như thời gian của mỗi cá nhân. Do đó, chính phủ nước này đã ra điều luật cấm người lao động làm việc quá 100 giờ/tháng, quá 720 giờ/năm. Nhờ vậy, người dân Nhật Bản sẽ có thêm nhiều thời gian dành cho gia đình và người thân.
Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa nhanh là 2 thách thức lớn mà nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt
Theo số liệu công bố của trung tâm CPI (Centre for Public Impact: trung tâm tác động cộng đồng), tuy các chính sách đã phần nào đem lại hiệu quả, tỷ lệ sinh tại Nhật cũng có tăng nhưng vẫn thấp hơn 1,7 - mức trung bình của các nước thành viên OECD.
Ngoài ra, trung tâm CPI còn phát hiện: độ tuổi phụ nữ từ bỏ công việc để ở nhà chăm con tại Nhật Bản cũng đang tăng cao. Tình trạng này hoàn toàn ngược lại với kỳ vọng của chính phủ.
Một trong những tác động tiêu cực của cơn sốt trẻ em ở Nhật Bản sẽ là: trong 20 năm đầu, thanh niên Nhật Bản hiện tại sẽ phải chịu gánh nặng rất lớn. Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ chịu áp lực rất lớn, bởi chi tiêu cho ngành giáo dục của nước này sẽ tăng lên nhiều.
Một số quốc gia phát triển như Singapore, Bỉ và Nhật Bản vẫn nằm trong danh sách các nước vay nợ nhiều nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.