Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề

Trần Đáng Thứ hai, ngày 23/10/2023 15:27 PM (GMT+7)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2030, với quan điểm xã hội hóa huy động nguồn lực để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.
Bình luận 0
Đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề - Ảnh 1.

Du khách thăm quan làng muối Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần GIờ, TP.HCM). Ảnh: T.Đ

Về giải pháp hát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề, QĐ 801/QĐ-TTg khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nhằm phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.

Đối với xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề, QĐ số 801/QĐ-TTg ưu tiên xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề, làng nghề theo hình thức xã hội hóa, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật liên quan.

Về nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2030, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước… còn có các nguồn vốn tài trợ, viện trợ, nguồn vốn hợp pháp khác từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Năm 2020, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT và Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị "Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn".

Đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề - Ảnh 3.

Trong xưởng làm nhang của làng nghề se nhanh Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Tại Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng, một trong những giải pháp mà Bộ NNPTNT chú trọng để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn là đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực, như: Thực hiện đa dạng hóa, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia; ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn của các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn khác nhau để đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.

Theo ông Nam, Bộ NNPTNT đã đưa ra giải pháp là xây dựng một số trung tâm bảo tồn và phát triển sáng tạo các ngành nghề thủ công chủ lực của Việt Nam theo hướng xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm tại một số địa phương có ngành phát triển mạnh với chức năng là trung tâm thiết kế sáng tạo...

"Khi Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về đất đai, cơ chế chính sách thì các doanh nghiệp, hiệp hội sẵn sàng thực hiện", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem