Samsung cho đến nay là đế chế công nghệ lớn nhất trong số các đế chế do gia đình kiểm soát được gọi là chaebol đang thống trị hoạt động kinh doanh ở Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Có lẽ cụm từ "chaebol" không còn quá xa lạ đối với nền kinh tế Hàn Quốc khi nó được gắn liền với những tập đoàn lớn như LG, Huyndai, Samsung,…Theo tiếng Hàn, từ chaebol được ghép bởi chữ chae (sở hữu) với mumbol (gia đình quyền quý), cụm từ vốn được dùng để chỉ các tập đoàn lớn với những vị trí điều hành được chia cho các thành viên trong gia đình. Bắt nguồn từ những năm 1960, chaebol đã dần trở thành một nền văn hóa và kinh tế "gia đình trị" đặc trưng của Hàn Quốc.
Về sức mạnh, tập đoàn này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe kinh tế của Hàn Quốc - tổng doanh thu của họ tương đương 1/5 tổng sản phẩm quốc nội.
Trước giờ, khi nhắc tới Samsung người ta nghĩ ngay tới hai dòng sản phẩm chủ chốt là điện thoại thông minh và TV, nhưng công ty đang xem xét các mảng kinh doanh khác của mình để có tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Đồng thời, bất chấp môi trường kinh tế không chắc chắn trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề chuỗi cung ứng kéo dài và cuộc chiến ở Ukraine, tập đoàn Hàn Quốc cho biết họ sẽ đầu tư 450 nghìn tỷ won (356 tỷ USD) đến năm 2026, chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi như sản xuất chip và dược phẩm sinh học. Điều đó đánh dấu một bước nhảy vọt 30% so với những gì họ đã chi tiêu trong khoảng thời gian 5 năm trước đó.
Cụ thể, hôm 24/5, Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc Samsung cho biết, các khoản đầu tư đến năm 2026 dự kiến sẽ giúp Samsung thúc đẩy tăng trưởng dài hạn trong các lĩnh vực chiến lược như lĩnh vực chip, đồng thời cam kết đầu tư tích cực vào lĩnh vực dược phẩm sinh học, để mang lại thành công như mảng kinh doanh chip của mình.
Samsung Electronics, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới nói rằng, 80% các khoản đầu tư (khoảng 360 nghìn tỷ won (285 tỷ USD)) sẽ được chi tiêu thực hiện ở Hàn Quốc, nhưng không nói rõ phần còn lại của kinh phí sẽ được phân bổ vào đâu.
Theo tờ The Korea Herald, bộ phận Samsung Electronics sẽ sử dụng nguồn vốn này để thúc đẩy quá trình thiết kế và sản xuất chip của mình. Công ty đang chuẩn bị bắt đầu sản xuất chip 3nm để giúp họ bắt kịp với TMSC. Họ cũng lưu ý khoản đầu tư sẽ "mang lại sản xuất hàng loạt chip dựa trên quy trình 3 nanomet", công nghệ mới nhất để thu nhỏ hơn nữa kích thước chất bán dẫn và tăng cường sức mạnh tính toán cho dòng chip.
Samsung Electronics cũng đang làm việc trên các chip tiên tiến cho siêu máy tính, robot và các mục đích AI, và cũng có kế hoạch tập trung vào sự phát triển của công nghệ 6G.
Thậm chí, Samsung cũng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào dược phẩm sinh học với các chi nhánh Samsung Biologics và Samsung Bioepis đi đầu đảm trách sứ mệnh trong lĩnh vực này. Có thể nói, việc đảm bảo chuỗi cung ứng chip và sinh học trong nước sẽ có ý nghĩa chiến lược và quan trọng đối với an ninh kinh tế của Hàn Quốc, Samsung cho biết trong thông báo.
Kế hoạch đầu tư sẽ mang lại "sự tăng trưởng dài hạn trong các lĩnh vực kinh doanh chiến lược và giúp củng cố hệ sinh thái công nghiệp toàn cầu của công nghệ quan trọng", Samsung cho biết trong một tuyên bố.
Tập đoàn cũng đang bắt tay vào một đợt tuyển dụng sẽ tạo ra 80.000 việc làm mới cho đến năm 2026, "hoặc khoảng 16.000 vị trí hàng năm". Trước đây, mục tiêu của họ là tạo ra 40.000 việc làm từ năm 2021 đến 2023. 80.000 việc làm mới sẽ được tạo ra "chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi bao gồm chất bán dẫn và dược phẩm sinh học" cho đến năm 2026. Hầu hết các công việc dự kiến sẽ ở Hàn Quốc.
Samsung được biết đến nhiều nhất với mảng điện tử, với những chiếc điện thoại thông minh và TV phổ biến. Trong những năm gần đây, công ty đã tập trung hơn nữa vào vai trò là nhà cung cấp chất bán dẫn khi các nhà sản xuất trên khắp thế giới gặp phải tình trạng thiếu hụt.
Chip nhớ, vốn đã được chứng minh là con cưng hốt tiền chủ chốt của Samsung, sẽ tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm với kế hoạch đầu tư hơn nữa, theo công ty. Về phía người tiêu dùng, công ty có kế hoạch đẩy mạnh phát triển 6G, thế hệ tiếp theo của công nghệ viễn thông không dây.
Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm nhà máy sản xuất chất bán dẫn của Samsung khi bắt đầu chuyến thăm châu Á.
"Rất nhiều tương lai của thế giới sẽ được viết ra ở đây, ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong vài thập kỷ tới", Biden nói khi dừng chân tại nhà máy ở Hàn Quốc.
Ông Biden nói, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cần nỗ lực để "giữ cho chuỗi cung ứng của chúng tôi linh hoạt, đáng tin cậy và an toàn", đồng thời gọi các chất bán dẫn được sản xuất ở đây là "kỳ quan của sự đổi mới" và rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Lee Jae-yong, phó chủ tịch công ty và là lãnh đạo trên thực tế của tập đoàn Samsung rộng lớn hơn, đã hộ tống Biden và Tổng thống Hàn Quốc mới tuyên thệ nhậm chức Yoon Suk-yeol bên trong dây chuyền lắp ráp, và giới thiệu hai người với khán giả bằng tiếng Anh xuất hiện trước công chúng kể từ khi ông ấy được tạm tha vào tháng 8. Lee đã phải chịu hơn một nửa bản án hai năm rưỡi vì tội hối lộ, biển thủ và các tội danh khác liên quan đến vụ bê bối tham nhũng.
Hiện tại, Samsung sử dụng khoảng 20.000 nhân viên tại Hoa Kỳ và một số công việc đang được tiến hành để xây dựng một nhà máy bán dẫn mới ở Texas, dự kiến khai trương vào năm 2024.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.