Đê sông Hoàng Long nguy cấp, Bộ trưởng NNPTNT kiểm tra gấp

Trần Quang - Phạm Quân Chủ nhật, ngày 22/07/2018 19:10 PM (GMT+7)
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại buổi thị sát và kiểm tra tình hình phòng, chống ngập lụt ở Ninh Bình vào chiều ngày 22.7.
Bình luận 0

img

Bộ trưởng Bộ NTPTNT  Nguyễn Xuân Cường (thứ 5 từ trái qua) cùng đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp thị sát tại Bể xả Trạm bơm Gia Viễn; công trình đập tràn Lạc Khoái (Gia Lạc, huyện Gia Viễn)... chiều 22.7.

Cùng tham gia đoàn có đồng chí Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và các đồng chí chuyên viên trực thuộc Bộ. Đón và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo PCTTTKCN tỉnh; Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp thị sát tại Bể xả Trạm bơm Gia Viễn; công trình đập tràn Lạc Khoái (Gia Lạc, huyện Gia Viễn) và đi ca-nô trên sông Hoàng Long để nắm bắt tình hình mưa, lũ. 

Theo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 khu vực tỉnh Ninh Bình và Hưng Thi (Hòa Bình) đã có mưa to đến rất to, mưa trên diện rộng và kéo dài. Hồi 15h ngày 2./7, mực nước tại Hưng Thi là 11,82 m, mực nước tại Bến Đế đạt 3,55 m (vượt báo động II là 0,05m). Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành văn bản số 58/BCH ngày 21.7 về việc chủ động đối phó với diễn biến mưa lũ, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều. 

img

Ngày 22.7, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa trên thượng nguồn đổ về kết hợp với mưa trên địa bàn những ngày qua đã khiến mực nước sông Hoàng Long tiếp tục dâng cao, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt bình quân 450mm. Vào lúc 7h sáng 22/7, mực nước tại bến Đế đạt 4,11m, cao hơn mức báo động 3.

Ngày 22.7, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa trên thượng nguồn đổ về kết hợp với mưa trên địa bàn những ngày qua đã khiến mực nước sông Hoàng Long tiếp tục dâng cao, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt bình quân 450mm. Vào lúc 7h sáng 22.7, mực nước tại bến Đế đạt 4,11m, cao hơn mức báo động 3.

Theo báo cáo sơ bộ của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình, trước tình hình trên Ninh Bình đã huy động lực lượng bảo đảm an toàn hệ thống đê Hoàng Long, tránh gây thiệt hại về người và tài sản cho người dân. Tính đến 11h ngày 22.7, lũ trên sông Hoàng Long đã gây ngập cho 3.000 hộ, trong đó Nho Quan 2.500 hộ, Gia Viễn hơn 500 hộ, làm ngập 5.000 ha lúa mùa mới cấy, gieo xạ... Đặc biệt, Ninh Bình không có thiệt hại về người.

Được biết, trước đó, do nước lũ dâng cao làm tràn cục bộ 500 m đê bờ bao Hoa Tiên tại vị trí đồi Lai (xã Gia Hưng), Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Gia Viễn cùng với địa phương đã huy động lực lượng gồm 200 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ và nhân dân cùng 3 xe ô tô tải, 1 máy xúc với 3.500 bao đất để xử lý tràn, đến 7h ngày 20.7 đã xử lý xong. Tuy nhiên bờ bao Hoa Tiên gần trạm bơm Cầu Lau đã bị vỡ 50m làm mất trắng khoảng 100ha lúa mùa mới cấy và 17ha thủy sản của nhân dân xã Gia Hưng.

Theo ông Đinh Văn Điến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, tình hình các sự cố đê điều, công trình phòng chống lụt bão trên địa bàn bị ảnh hưởng, như: Rò mang bể xả trạm bơm Gia Viễn (đê tả sông Hoàng Long); rò mang tràn Lạc Khoái (đê hữu sông Hoàng Long)... UBND tỉnh đã yêu cầu Sở NNPTNT phối hợp với địa phương và đơn vị chủ quản lý xử lý ngay từ giờ đầu và hiện vẫn đang tiếp tục theo dõi và tổ chức xử lý.

img

Tính đến 11h ngày 22.7, lũ trên sông Hoàng Long đã gây ngập cho 3.000 hộ, trong đó Nho Quan 2.500 hộ, Gia Viễn hơn 500 hộ, làm ngập 5.000 ha lúa mùa mới cấy, gieo xạ... Đặc biệt, Ninh Bình không có thiệt hại về người.

Qua kiểm tra thực địa địa bàn, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao công tác PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tỉnh Ninh Bình không được chủ quan trước tình hình mưa, lũ mà phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt tại những nơi mưa lớn, ngập úng, dông lốc để chủ động triển khai phương án ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ". Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các vùng thấp ven sông, ven biển, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Trong buổi làm việc với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã giao cho Tổng cục Phòng, chống thiên tai phối hợp với tỉnh Ninh Bình nghiên cứu, áp dụng thí điểm công nghệ mới trong xử lý hiện trạng rò mang phía hạ lưu tràn Lạc Khoái, tiến tới áp dụng rộng rãi tại những điểm xung yếu trong toàn tuyến đê Hoàng Long và yêu cầu các bộ phận hữu quan trực thuộc Bộ nghiên cứu, trình phương án hỗ trợ những thiệt hại do mưa, lũ tại Ninh Bình.

Bí Thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho biết, trước tình hình diễn biến thất thường của thời tiết, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện và các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ biễn biến của mưa lũ, đặc biệt là lũ trên sông Hoàng Long và song Đáy; chủ động triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các vùng thấp, trũng ven sông, ven biển, vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; sẵn sàng phương án di dân trong trường hợp phải xử lý vận hành đập tràn Lạc Khoái và tràn Đức Long – Gia Tường."Tỉnh cam kết sẽ nỗ lực để đảm bảo an toàn cho tính mạng và hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại về tài sản của nhân dân", Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình khẳng định.

img

Chiều ngày 22.7, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt trực tiếp tại hiện trường mưa, lũ ở Ninh Bình, dù trời đã bắt đầu tạnh mưa, song nhiều ngôi nhà của người dân ở huyện Gia Viễn vẫn chìm trong biển nước, cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây bị đảo lộn rất nhiều.

Theo Bí Thư tỉnh ủy Ninh Bình, nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống người dân sau hoàn lưu bão, trước mắt tỉnh Ninh Bình đã đề nghị Trung ương hỗ trợ 50 tỷ đồng để khoan phụt đầu tràn Lạc Khoái và xử lý các công trình thủy lợi bị hư hại; hỗ trợ 150 tấn giống gieo cấy lại, 10.000 m2 bạt chống sóng, 10.000 m2 vải lọc, 5.000 áo phao, 1 xuồng máy...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem