Chuyển đổi số ở Quảng Ngãi, nông nghiệp tăng tốc, nông thôn đáng sống, nông sản cạnh tranh tốt
Chuyển đổi số ở Quảng Ngãi, nông nghiệp tăng tốc, nông thôn đáng sống, nông sản cạnh tranh tốt hơn
Công Hoàng
Thứ ba, ngày 03/12/2024 10:55 AM (GMT+7)
Nói về chuyển đổi số trong nông nghiệp, lãnh đạo ngành chủ quản của tỉnh Quảng Ngãi nhìn nhận, đây là xu hướng tất yếu, cần thiết và cấp bách để tăng giá trị, nâng sức cạnh tranh cho nông sản địa phương trên đường vươn ra “biển lớn”.
Tại huyện thôn Làng Trá, xã Sơn Cao, huyện miền núi Sơn Hà, thay vì dùng xô, chậu, vòi…để tưới thủ công, như nhiều nơi trong địa phương của những năm trước đó, Phòng NN&PTNT huyện, đã hỗ trợ để cùng với đơn vị chủ sở hữu vườn bưởi và ổi hơn 10.00 cây, ứng dụng công nghệ số, triển khai hệ thống tưới nước bán tự động.
Nhờ vậy đã giúp cho chủ vườn nơi đây, giảm một khoản chi phí khá lớn để trả nhân công và điều quan trọng không kém, trong thực hiện ứng dụng công nghệ số làm hệ thống tưới nước bán tự động, đó là tiết kiệm và chủ động được nguồn nước tưới; tăng hiệu quả mang lại trong đầu tư cây trồng.
Ông Đinh Văn Thơ, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Cao Linh Giang, huyện Sơn Hà bộc bạch, trước kia sau khi trồng cây xong, dù là cây ăn trái cũng vậy, nguồn nước tưới bà con thường "giao" và nhờ nước trời.
Nhưng bây giờ thì khác rồi, nhờ cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ nên nhiều người đã ứng dụng để làm hệ thống nước tưới tự động, rất tiện lợi vừa ít tốt công lại tiết kiệm nước, vô cùng tiện lợi.
Không riêng gì huyện Sơn Hà, đại diện chính quyền các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi, như Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ cho biết, áp dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch…đã dần trở nên hình ảnh quen thuộc với cộng đồng, kể cả các gia đình bà con người thiểu số.
Nỗ lực đáng ghi nhận của ngành nông nghiệp trong số hoá
Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2022 đến nay, kết quả thực hiện chuyển đổi số, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung của bà con nông dân trong tỉnh, đã chuyển biến rõ rệt.
Đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có hơn 7.000 ha lúa, rau màu được các hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp đầu tư thực hiện ứng dụng hệ thống vận hành tưới tự động; xây dựng 13 mã số vùng trồng nội địa.
Hàng loạt nông sản, đã được cơ quan chuyên môn và thẩm quyền, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và OCOP. Trong số này, đáng chú ý là đã có 130 sản phẩm OCOP, được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.
anh Video Người dân và ngành chủ quản nói về tầm quan trọng của chuyển đổi số cho nông nghiệp Quảng Ngãi
Về phía ngành chủ quản của tỉnh, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã cung cấp 50 dịch vụ công trực tuyến; xây dựng các cơ sở dữ liệu ngành, các ứng dụng, phần mềm để quản lý chăn nuôi, thuỷ sản, bảo vệ rừng, hồ đập…
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cũng thẳng thắn nhìn nhận, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp ở địa phương, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Trong đó đáng chú ý là hiện nay dữ liệu về nông nghiệp còn rời rạc, chưa được số hóa và được quản lý một cách tập trung và đồng bộ, dẫn đến việc triển khai các hệ thống phân tích, dự báo và ra quyết định còn khó khăn.
Video Nông dân Quảng Ngãi thực hiện số hoá trong trồng trọt
Thiếu các chính sách hỗ trợ cụ thể cho áp dụng và thực hiện số hoá; công tác đào tạo kết hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn HTX và doanh nghiệp nông nghiệp, hỗ trợ nông dân phát triển kỹ năng và tri thức số, còn nhiều hạn chế….
Vì vậy trong thời gian đến, Sở NN&PTNT sẽ chủ động và tích cực phối hợp với cấp ngành, cơ quan chuyên môn khắc phục những tồn tại nêu trên, đưa chủ trương thực hiện chuyển đổi số lan toả và được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn trong sản xuất, nuôi trồng.
Và đây cũng là xu hướng tất yếu, cần thiết và cấp bách để tăng giá trị, nâng sức cạnh tranh cho nông sản Quảng Ngãi trên đường vươn ra "biển lớn".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.