65% kiến thức thuộc chương trình lớp 12
Thầy Hoàng Đức Đông, Tổ trưởng Tổ toán, trường THPT Anhxtanh Hà Nội nhận định, đề thi có yêu cầu rõ ràng, mạch lạc, tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản, phổ kiến thức rộng, 65% kiến thức thuộc chương chình lớp 12, 15% thuộc kiến thức lớp 10, 20% thuộc kiến thức lớp 11.
“So với đề mình họa thì đề chính thức dễ hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự phân hóa”, thầy Hoàng Đức Đông nói.
Đề thi chính thức môn Toán
Theo thầy Đông, học sinh trung bình có thể được 5-6 điểm, học sinh khá có thể được 8, học sinh giỏi mới có thể được 9. Điểm 10 sẽ không nhiều. Nhìn chung đây là đề khá hay so sới các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước.
Cụ thể: Đề bài gồm 10 câu, mỗi câu làm đúng được 1 điểm.
Câu 1: Khảo sát hàm số quen thuộc, rất dễ so với đề thi mọi năm và đề minh họa. Có một điểm bất ngờ là bài toán khảo sát không kèm theo câu hỏi phụ như có trong đề các năm trước và đề minh họa.
Câu 2: Dạng toán cơ bản, giống như bài tập dễ trong sách giáo khoa. Học sinh có thể dễ dàng lấy điểm ở câu này.
Câu 3: Không bất ngờ với học sinh, có dạng tương tự như đề minh họa nhưng dễ hơn.
Câu 4: So với các năm trước thì câu tích phân dễ hơn hẳn và có phần dễ hơn hẳn so với đề thi tốt nghiệp mọi năm.
Câu 5: Câu hỏi quen thuộc và không mới. Cùng như 4 câu đầu, học sinh trung bình không khó để lấy điểm tối đa.
Câu 6: Ý đầu (6a) cùng dạng với đề minh họa, mức độ đơn giản hơn. Ý sau (6b) có nội dung toán học không mới, nhưng cách đặt vấn đề gắn với câu chuyện thời sự diện nay là dịch MERS – CoV. Đây là điểm mới trong đề toán, và chắc chắn gây hứng thú cho học sinh.
Câu 7: Bắt đầu khó hơn và có sự phân loại học sinh. Ý khó của câu thuộc lớp 11. Học sinh học trung bình khá khó kiếm được trọn vẹn điểm của câu này.
Câu 8: Thuộc phần hình học lớp 10. Đây là một câu hỏi hay vì ngoài kiến thức của hình học giải tích còn cần liên hệ với hình học phẳng được học từ hồi cấp 2. Câu 8 là câu phân loại tốt.
Câu 9: Thuộc cả kiến thức lớp 10 và 12. Đây là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp. Kỹ năng biến đổi toán của học sinh phải tốt.
Câu 10: Câu khó nhất và là một thách thức thực sự.
Trong khi đó, thầy Lại Tiến Minh - giáo viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đánh giá, đề thi phù hợp để xét tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng sẽ khó khăn nếu dùng để xét tuyển đại học nhất là các đại học top trên.
Theo thầy Minh, đề thi cơ bản, không quá lạ so với các đề minh hoạ và các đề thi thử, đề thi có một câu hỏi xác xuất về dịch Mers-cov. Các câu như dự đoán: các câu hỏi dễ nằm ở trương trình 12, câu phân loại nằm ở chương trình 10, 11. Trình bày theo thứ tư từ dễ đến khó.
Học sinh trung bình có thể làm được 5 điểm, học sinh trung bình, khá có thể làm đc 6,5 điểm, học sinh khá có thể làm được trên 7 điểm. Sẽ có ít điểm 10.
Đề thi này có thể phân loại tốt học sinh trung bình và khá nhưng vẫn không phân loại được học sinh trung bình khá và khá giỏi. Đề thi phù hợp để xét tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng sẽ khó khăn nếu dùng để xét tuyển đại học.
Thí sinh chăm chú nghe quy chế trước khi làm bài thi môn Toán.
Đề thi có sự phân hóa cao
Thạc sĩ toán học Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, nhận định: Về đề thi môn Toán năm nay, so với mẫu đề thi minh hoạ mà Bộ GD-ĐT ra trước đó, với đề thi này, học sinh có thể thở phào nhẹ nhõm, nhất là học sinh miền núi và vùng sâu, vùng xa. Với việc để xét tốt nghiệp và ĐH, đây là đề thi hợp lý và khoa học.
Theo ông Hiếu, trong số 10 câu hỏi, 70% câu đầu là mức dành cho học sinh tốt nghiệp. Vì vậy với học sinh trung bình các em có thể đạt được 5 điểm theo đúng tinh thần của Bộ, thậm chí nếu cẩn thận có thể đạt được 6 điểm hoặc cao hơn.
Đề thi chỉ phân hoá ở 30% câu hỏi còn lại (từ câu 8 đến câu 10), trong đó khó nhất là câu 10 - như thường lệ vẫn là câu tìm cực trị của biểu thức.
Về độ hay, so với những năm trước, đề thi năm nay có cái hay hơn đó là tính thời sự và ứng dụng, dù thông tin chỉ mang tính tượng trưng còn bản chất cũng là một bài toán. Nhưng cái hay cần ghi nhận là đạt được mục tiêu đề ra xét tốt nghiệp và đại học.
Về phân bổ kiến thức, kiến thức đề thi bao gồm lớp 10, 11 và 12. Trong đó phần kiến thức lớp 10 là hình học phẳng và câu hỏi số 8, lớp 11 phần lượng giác và xác xuất thống kê, nhưng nếu em nào học lớp 11 tốt có thể là được câu 10 (phần cực trị). Như vậy kiến thức lớp 10 và 11 mỗi lớp khoảng 15%, còn lại trọng tâm vẫn nằm ở câu 12.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.