Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ý kiến này được các doanh nghiệp, đại sứ quán Việt Nam ở một số nước đề xuất tại hội thảo góp ý xây dựng “Đề án chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM”, do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM tổ chức, chiều 22/5.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết 5 năm qua, nguồn kiều hối chuyển về TP.HCM tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2018, kiều hối chuyển về TP.HCM là 4,7 tỷ USD; năm 2019 là 5,5 tỷ USD; năm 2020 là 6,1 tỷ USD. Riêng năm 2021 đạt mức cao nhất, lên đến 7,1 tỷ USD (tăng 16%). Sang năm 2022, giá trị tuyệt đối giảm về 6,6 tỷ USD, dù vậy, đây vẫn là mức cao.
Theo ông Lệnh, kiều hối chuyển về TP.HCM luôn chiếm 38 - 53% tổng mức kiều hối đổ về Việt Nam, mức cao nhất chiếm hơn một nửa vào năm 2021. Nếu so với tổng thu nhập GRDP, kiều hối chiếm khoảng 38%.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, TP.HCM thu hút lượng lớn kiều hối vì thành phố luôn có cơ chế chính sách thoáng duy trì thu hút kiều hối. Như thân nhân không phải trả thuế thu nhập, có thể nhận trực tiếp hoặc chuyển khoản cùng với hệ thống điểm giao dịch, đại lý, tổ chức chi trả rộng khắp để đáp ứng tốt nhất việc chi trả kiều hối.
Dù vậy, ở phía cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đại sứ quán Việt Nam tại một số nước, đều đưa ra nhận định rằng lượng kiều hối đổ về TP.HCM, nhất là lượng kiều hối gửi cho người thân, có thể sẽ không bằng giai đoạn trước, vì đời sống người thân trong nước đã cải thiện, kinh tế thế giới khó khăn, người trẻ ít quan tâm vấn đề này.
Ông Bùi Việt Khôi - Tham tán Khoa học công nghệ, Đại sứ quán Việt Nam tại Úc, cho biết nguồn lực từ kiều bào Việt Nam đang sống tại Úc rất lớn. Do vậy, cần nghiên cứu các chính sách phù hợp với kiều bào tại các nước phát triển, trong đó có Úc, để thu hút kiều hối.
Theo ông Khôi, ngoài giúp gia đình, kiều bào cũng kỳ vọng nguồn tài chính nhàn rỗi của họ được đầu tư mang lại hiệu quả, như mong muốn sở hữu nhà, bất động sản ở quê. Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ thì nguồn tiền sẽ được họ đầu tư ngay ở nước sở tại, mà không chuyển về nước.
“Tôi đề xuất cần nghiên cứu, có chính sách thu hút kiều hối về Việt Nam. Bây giờ kiều hối đổ về không chỉ mang ý nghĩa giúp đỡ gia đình, mà là nguồn đầu tư cho tương lai”, ông Khôi nói thêm.
GS Nguyễn Đình Phú - Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ, cũng đề xuất nên cho phép, khuyến khích bà con được sở hữu nhà ở, khi đó thu hút kiều hối hiệu quả hơn.
“Bà con ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở. Việc gửi tiền về Việt Nam mua nhà, khi đó vẫn là tài sản của họ. Còn nhờ người khác đứng tên thì rủi ro mất mát tài sản”, ông Phú nói.
Ông Phú cũng đề xuất đẩy mạnh một số hoạt động khác, như thúc đẩy kiều hối ở hoạt động thiện nguyện, du lịch. Đây sẽ là các lĩnh vực có xu hướng sẽ tăng trong việc thu hút kiều hối, mang lại nguồn kiều hối bền vững trong tương lai.
PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhận định cần có dự báo tổng tiềm năng tối đa kiều hối về TP.HCM, để từ đó có các chính sách thu hút cụ thể.
Ông Trung nói thêm để thu hút kiều hối, cần giữ ổn định tỷ giá và phát huy các trụ cột chính của TP.HCM, chính là ở các lĩnh vực tài chính ngân hàng, logistics và du lịch. Đây là các lợi thế của TP.HCM, kiều bào phải thấy được TP.HCM là thành phố đáng sống, khi đó mới thu hút kiều hối cao.
Theo ông Trần Đức Hiển - Phó Chủ nhiệm phụ trách Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết các đề xuất, đóng góp này được kiều bào, người Việt nước ngoài quan tâm.
Cơ quan này sẽ tiếp thu, tổng hợp và tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp từ cơ quan quản lý, người trực tiếp gửi kiều hối, trình lãnh đạo thành phố, phê duyệt đề án chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.