Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 18/8, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong dịp lễ Vu Lan năm nay, các đơn vị kiểm lâm trên địa bàn tỉnh tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện các nhà chùa, các điểm sinh hoạt Phật giáo nhằm tuyên truyền phổ biến pháp luật về việc bảo vệ động vật hoang dã và xử lý các trường hợp mua bán chim trời phục vụ mục đích phóng sinh.
Tong ngày 17/8, khi tuần tra và làm việc tại các chùa, Hạt Kiểm lâm TP.Huế đã phát hiện bà L.T.M.H (trú tại huyện Phú Vang) có hành vi bán chim trời trước cổng chùa Từ Đàm (phường Trường An, TP.Huế). Lực lượng kiểm lâm đã tiến hành lập biên bản và thu giữ 65 cá thể chim sẻ do bà H bán tại đây.
Hiện Hạt Kiểm lâm TP.Huế đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định để xử phạt đối với bà H, đồng thời thả các cá thể chim sẻ về với môi trường tự nhiên trong thời gian sớm nhất.
Tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm cũng đến triển khai lực lượng đến các nhà chùa, niệm phật đường, điểm sinh hoạt Phật giáo để tuyên truyền, vận động người dân không mua bán chim hoang dã để phóng sinh dịp lễ Vu Lan, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều hệ sinh thái đặc trưng, với sự hiện diện của nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, trong đó có các loài chim. Hành vi săn bắt chim hoang dã làm tận diệt các loài, ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Hành vi này vi phạm quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã, trong đó có các loài chim hoang dã.
Tại Thừa Thiên Huế, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường tuyên truyền, xử lý, nhưng tình trạng săn bắt chim trời để làm thực phẩm và phục vụ cho hoạt động phóng sinh vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế từng ban hành văn bản hướng dẫn xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, bao gồm các loài chim trời. Mức xử phạt cao nhất cho hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật hoang dã trái quy định từ 5 triệu đồng đến 400 triệu đồng…
Đặc biệt, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành chỉ thị nghiêm cấm việc cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương, tổ chức, đơn vị ăn thịt cũng như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng, các loài chim trời...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.