Làng tranh Đông Hồ
Ngôi làng nhỏ nhắn này nằm khép mình bên cạnh dòng sông Đuống hiền hòa. Nơi đây nổi tiếng từ bao đời nay bởi những bức tranh Đông Hồ giàu giá trị truyền thống. Vào tháng 12 hằng năm, phiên chợ giao lưu văn hóa dân gian thu hút hàng ngàn du khách thập phương tới tham quan, mua sắm.
Làng tranh Đông Hồ.
Làng nghề đúc đồng Đại Bái
Đại Bái từ xa xưa nổi tiếng là nơi chuyên sản xuất hàng thủ công, gia dụng cho gia đình. Cùng với sự phát triển của xã hội, các máy móc hiện đại dần được áp dụng giúp năng suất tăng cao hơn, người ta bắt đầu mở rộng thị trường xuất khẩu, khẳng định vị thế của địa phương trên thương trường quốc tế. Làng nghề Đại Bái còn giữ gìn được nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị như các lễ hội, đền thờ, lăng,...
Đồ đồng tại Đại Bái. (Ảnh: Đồ Đồng Đẹp)
Thành cổ Bắc Ninh
Thành Bắc Ninh được xem là ngôi thành đầu tiên ở Việt Nam, là một trong những tòa thành đẹp nhất phía Bắc. Hiện tại, nơi này vẫn còn giữ được nét lịch sử oai hùng của ngày xưa với kiến trúc đậm chất cổ kính, uy nghiêm khiến du khách Việt Nam luôn tự hào về dân tộc của mình.
Thành cổ Bắc Ninh. (Ảnh: MyTour)
Lăng Kinh Dương Vương
Đây là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng nhất mà mọi người đều ao ước đến một lần. Hiện nay, bên trong khu lăng mộ này còn lưu trữ rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
Lăng Kinh Dương Vương.
Đình Bảng
Nơi này là quê hương của Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), là người khai sáng ra kinh đô Thăng Long. Đình Bảng nổi tiếng với một cụm di tích văn hóa thời Lý, như chùa, lăng tẩm, đình, đền. Bên cạnh đó còn có nhiều bức tường được chạm trổ tinh vi, chau chuốt rất cuốn hút khách du lịch.
Đình Bảng. (Ảnh: Wikipedia)
Đền Đô
Đền Đô nổi tiếng là nơi có phong cảnh hữu tình, nằm trên vùng đất “địa linh nhân kiệt” thờ cúng 8 vị vua nhà Lý. Với diện tích hàng ngàn mét vuông, khu nội và ngoại thành đều có kiến trúc chồng diêm đặc biệt. Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16/3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô".
Đền Đô. (Ảnh: MyTour)
Đền Bà Chúa Kho
Với giới kinh doanh, việc đi lễ Bà Chúa Kho là một điều không thể thiếu. Đặc biệt, mỗi dịp đầu xuân luôn có hàng ngàn người lại đến cúng bái, cầu mong một năm mới thuận lợi, phát tài.
Đền Bà Chúa Kho.
Ni trưởng chùa Tiêu- Thích Đàm Chính đã tiết lộ lý do các ban thờ trong chùa không có hòm công đức.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.