Dịch bạch hầu
-
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời, tuy nhiên, bệnh đã có vaccine.
-
Vụ nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An tử vong do mắc bạch hầu: Khoanh vùng ổ dịch, cách ly người tiếp xúc gần
Nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An tử vong sau đó được xác định mắc bệnh bạch hầu. Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương rà soát, cách ly để phòng chống dịch. Qua rà soát có 119 trường hợp từng tiếp xúc với nữ bệnh nhân này. -
Ngày 27/9, Sở Y tế Đà Nẵng đã có văn bản khẩn gửi các địa phương, sở ngành liên quan về thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị bệnh bạch hầu.
-
Ca bệnh bạch hầu đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng đã được phát hiện tại huyện Đam Rông, cơ quan chức năng địa phương đã khám sàng lọc cho 270 người, điều trị dự phòng cho 72 người.
-
Sáng 9/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã dẫn đầu đoàn công tác đến Tây Nguyên để làm việc về công tác phòng chống dịch bạch hầu. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 10 triệu liều vắc xin cung cấp cho 4 tỉnh Tây Nguyên với hơn 4,7 triệu người được tiêm vắc xin.
-
Ngày 8/7, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đã ký văn bản khẩn về việc tăng cường công tác điều trị bệnh bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên.
-
Để phòng bệnh bạch hầu đang lan rộng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu triển khai ngay chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng, cho tất cả đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên, trước mắt là 4 tỉnh Tây Nguyên.
-
Ngay sau khi xuất hiện thêm 3 ca dương tính với bạch hầu, Sở y tế tỉnh Gia Lai đã gửi văn bản tới Bộ Y tế đề nghị cấp 100.000 liều vắc xin bạch hầu để tiêm phòng cho người dân huyện Đăk Đoa (Gia Lai).
-
Chiều 3/7, TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, bé trai G.A.P (13 tuổi, dân tộc H'Mông, ngụ tỉnh Đăk Nông) đã tử vong do mắc bệnh bạch hầu.
-
Chiều 26/6, Bệnh viện Quân y 175 đã có thông tin mới nhất về trường hợp nhiễm bạch hầu đang điều trị tại bệnh viện.