Dịch tả lợn châu Phi: Tỉnh Hòa Bình lưu ý, dịch không lây sang người

Hà Hoàng - Thuần Việt Thứ sáu, ngày 08/03/2019 19:26 PM (GMT+7)
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) khiến nhiều nông hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không khỏi thấp thỏm lo âu. Nắm bắt được sự việc, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng triển khai tiêu hủy số đàn lợn bị nhiễm dịch, phun thuốc khử trùng xung quanh ổ dịch, triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng. Tỉnh Hòa Bình cũng tuyên truyền để người dân hiểu, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.
Bình luận 0

Sau khi, nhận được thông tin của Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tại gia đình ông Mai Xuân Trường, xóm Cáp, xã Hợp Thanh nuôi 15 con lợn, trong đó (12 con lợn thịt nặng khoảng 40 - 45kg/con và 3 con lợn nái đang chửa) có dấu hiệu ốm, đến 5.3.2019 thì có 3 con lợn chết.

img

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng... dập tắt dịch tả lợn châu Phi.

Qua quá trình kiểm tra lâm sàng tại cơ sở, lợn sốt cao từ 39,5 độ đến 40,5 độ C, không ăn và nằm la liệt dưới nền chuồng, da vùng bụng, đùi có nhiều điểm xung huyết đồng xu, 3 con lợn chết chảy máu ở mũi, hậu môn, toàn thân tím bầm... Do nghi lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi nên chỉ lấy 2 mẫu bệnh phẩm, 4 mẫu máu gửi xuống Chi cục Thú y vùng 1 xét nghiệm, kết quả cho thấy 2/6 mẫu dương tính.

Ngay lập tức UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng, tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ lợn... Nhằm phòng chống dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra nhiều điều phương, làm ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi của người dân.

img

 Công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi được triển khai khẩn trương đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên đôn đốc kiểm tra khu nuôi lợn tập trung, khu mua gom và chợ đầu mối... Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến bà con nhân dân nhận biết, chủ động hợp tác với chính quyền địa phương. Tuyên truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người nhưng là bệnh mới hiện không có thuốc chữa, nếu gia súc mắc bệnh tỷ lệ chết là 100 % để người dân hiểu rõ hơn.

Tiến hành phổ biến các kiến thức pháp luật và biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch. Công bố mức hỗ trợ của Nhà nước đối với gia súc nghi mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy. Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án về nhân lực, tài chính phương tiện, dụng cụ, vật tư, hóa chất để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh bùng phát.

Ông Vương Đắc Hùng, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết: Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở xóm Cáp, xã Hợp Thanh, chúng tôi đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo đôn đốc thực hiện khoanh vùng, bao vây dập dịch. Tổ chức tiêu hủy 100% các loại lợn trong ổ dịch, huy động nguồn nhân lực phun khử trùng trên phạm vi 3 km (1 lần/ngày trong tuần đầu tiên, 3 lần/ngày trong 2 - 3 tuần tiếp theo) ở chuồng trại gia súc, gia cầm và môi trường xung quanh ổ dịch. Đồng thời tiến hành rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh... ngăn ngừa dịch bệnh.

img

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên đôn đốc kiểm tra khu nuôi lợn tập trung, khu mua gom và chợ đầu mối... ngăn ngừa dich bệnh lây lan.

“Lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các trục đường làng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về bệnh dịch tả lợn châu Phi, để tránh người dân hoang mang. Thực hiện 5 không trong công tác phòng dịch: Không giấu dịch; không vận chuyển mua bán lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn để ngăn chặn dập tắt dịch lợn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng” – ông Vương Đắc Hùng cho biết thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem