Dịch vụ y tế

  • Bảo hiểm y tế (BHYT) đem lại lợi ích cho nhiều người dân, tuy nhiên mệnh giá thấp khiến quyền lợi người dân bị hạn chế, người bệnh nặng phải bỏ tiền túi nhiều... Để giải quyết bài toán này, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đang nghiên cứu đa dạng hóa gói BHYT, trong đó có giải pháp hợp tác với bảo hiểm thương mại cùng làm BHYT.
  • Bộ Y tế vừa ban hành 2 thông tư điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho người khám chữa bệnh có BHYT và không có BHYT, có hiệu lực từ 20/8/2019. Đây là đợt điều chỉnh tăng khi lương cơ sở tăng từ 1.390.000 lên 1.490.000 đồng. 
  • PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã chia sẻ với Báo NTNN/Dân Việt về kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của người bệnh Việt Nam 2018.
  • Ngày 30/5, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã công bố kết quả khảo sát chỉ số hài lòng người bệnh Việt Nam 2018. Theo đó, tỷ lệ người bệnh hài lòng đã vượt trội so với nhiều năm trước, tuy nhiên, lại có nhiều lo ngại về chi phí y tế khi tiền “ốm đau” tăng nhanh hơn tiền lương.
  • Từ 15.12, giá hơn 1.900 dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng trung bình 3,2%. Dự tính đến năm 2020, khi giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ 7/7 yếu tố cấu thành thì viện phí còn đắt đỏ hơn nữa… Điều này sẽ tác động mạnh lên đời sống người dân nếu như không tham gia bảo hiểm y tế. 
  • Tin từ Bộ Y tế, từ tháng 7.2018, giá của khoảng 40 dịch vụ khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán sẽ được điều chỉnh giảm, riêng tiền giường bệnh hồi sức cấp cứu sẽ tăng.
  • Tin mừng cho người bệnh khi vào tháng 5 tới, dự kiến có 40 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá, trong đó có nhiều dịch vụ giảm giá. Có ý kiến cho rằng, nếu đưa vật tư y tế về giá hợp lý nhất, giá viện phí có thể giảm hơn nữa.
  • Còn một tỷ lệ đáng kể bác sĩ chưa chẩn đoán đúng các bệnh cơ bản, đặc biệt có bác sĩ kê đơn gây hại sức khoẻ bệnh nhân. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) về chất lượng khám chữa bệnh tuyến cơ sở vừa công bố ngày 9.12.
  • Trong đợt tăng giá viện phí lần này các BV sẽ áp dụng cùng 1 giá chứ không mỗi tỉnh một giá. "Các BV không làm tốt sẽ không thu hút được bệnh nhân, sẽ tự “chết”, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) nhận định.
  • Từ 1.3, giá viện phí các dịch vụ giống nhau sẽ có cùng một mức giá ở tất cả các hạng bệnh viện (BV), các tỉnh. Chỉ có tiền khám, tiền ngày giường được định giá theo hạng bệnh viện.