Chiến đấu cơ Su-35
Sukhoi Su-35 Flanker-E là tiêm kích đa năng hạng nặng, được phát triển sâu từ Su-30MKI. Máy bay Sukhoi Su-35 Flanker-E hiện đang là chiến đấu cơ hiện đại nhất đang được biên chế trong quân đội Nga. Được phát triển sâu từ dòng Su-30, Su-35 có khả năng bay cao và xa hơn, cũng như mang được khối lượng vũ khí khổng lồ.
Chiến đấu cơ Su-35
Su-35 có chiều dài 21,9m, sải cánh 15,3m, chiều cao 5,9m. Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay là 17.500 kg, trong khi trọng lượng tối đa nó có thể mang theo khi cất cánh là 34.500 kg. Su-35 chỉ cần một phi công điều khiển và trang bị 2 động cơ AL-35F, có lực đẩy 7.600 kg mỗi chiếc.
Về hiệu suất bay, Su-35 có thể đạt vận tốc cực đại 2.500 km/h, tầm bay 3.600km, trần bay 18.000m, trong khi vận tốc lên cao là 280 m/s.
Vũ khí của Su-35 cũng rất đa dạng khi nó được trang bị 1 pháo GSh 30mm, 2 giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73, 12 điểm treo ở cánh và thân để trang bị các tên lửa không đối không AA-10, AA-11, AA-12 hay các tên lửa chống hạm AS-13, AS-14, AS-15, AS-17, cũng như các loại bom như KAB-500L, KAB-1500 và FAB-100.
Máy bay chiến đấu - cường kích Su-34
Su-34 là mẫu chiến đấu cơ ném bom hiện đại nhất của Nga và vừa lần đầu tiên được đưa vào thực chiến tại Syria. Được phát triển dựa theo Su-27 Flanker, Su-34 được mong chờ sẽ thay thế Su-24 Fencer. Ngoài những đặc điểm kế thừa Su-24, Su-34 còn hiện đại hơn ở việc có khả năng tự bảo vệ bằng tên lửa không đối không, cũng như được trang bị nhiều loại vũ khí đa dạng như súng cối GSh-30-1 30mm, tên lửa chống hạm, bom dẫn đường hoặc không dẫn đường. Khi cận chiến, Su-34 sử dụng tên lửa R-73; trong khi tấn công các mục tiêu tầm xa, nó sẽ dùng tên lửa R-77. Ngoài ra, hệ thống radar đối mặt phía sau của Su-34 sẽ cung cấp cảnh báo sớm khi có mối đe dọa tiếp cận.
Máy bay Su-34
Hệ thống cảm biến chính của Su-34 là radar mảng pha bị động Leninets B-004, tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu trên mặt đất. Hiện tại, không quân Nga là lực lượng duy nhất trên thế giới vận hành các máy bay Su-34 với khoảng 83 chiếc.
Tên lửa hành trình Kalibr
Tên lửa Kalibr được phát triển từ tên lửa hành trình chiến lược KS-122 từ thời Liên-xô, tuy nhiên, phiên bản hiện nay đã hoàn thiện hơn về tính năng với việc tấn công cả được các mục tiêu trên đất liền cũng như tàu chiến mặt nước.
Tên lửa hành trình Kalibr
Hiện nay, hải quân Nga có 2 hệ thống phóng là Kalibr-PL và Kalibr-NK, lần lượt trang bị trên tàu ngầm và tàu nổi, với 2 phiên bản chống hạm và tấn công mặt đất mà hải quân Nga đang sử dụng, tương ứng là 3M-54/3M54T và 3M-14/3M-14T.
Các phiên bản tấn công mặt đất sẽ có tầm bắn xa hơn, vào khoảg 1.500 đến 2.500, trong khi bản chống hạm sẽ có tầm bắn tối đa 660km. Tên lửa Kalibr có thể phóng đi với tốc độ Mach 0.8.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tupolev Tu-160, được Nga gọi với biệt danh là "Thiên nga Trắng". Đây là một trong những phương tiện răn đe hạt nhân của Nga, có khả năng bay xa 14.000km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-160
nhiên, ở Syria, những máy bay ném bom này đã tiêu diệt nhiều mục tiêu của IS bằng các vũ khí thông thường, như bom dẫn đường KAB-500, tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-29L và tên lửa hành trình phóng từ máy bay Kh-101.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt TOS-1A Solntsepyok
TOS-1A Solntsepyok, có biệt danh “Mặt trời chói sáng”, là hệ thống phóng nhiều tên lửa cùng một lúc, được thiết kế để đánh bại kẻ thù ở những công sự kiên cố, khu vực hiểm trở mà các phương tiện cỡ lớn như xe tăng, xe bọc thép không thể tiếp cận được.
Hệ thống pháo phản lực bắn loạt TOS-1A Solntsepyok
TOS-1A Solntsepyok hoạt động hiệu quả trong phạm vi khoảng 3-4 km, sử dụng các tên lửa có sức công phá lớn và đạn pháo cỡ nhỏ, tạo ra những đợt sóng âm mạnh. TOS-1A bao gồm hai phần chính là xe chiến đấu BM-1, được trang bị giá phóng có thể xoay đổi hướng và hai xe tiếp đạn TZM-T với cần cẩu nhỏ và mỗi xe mang được hai cụm đạn tên lửa và 400 lít nhiên liệu cho xe BM-1.
Xe bọc thép chở quân BTR-82A
Xe bọc thép chở quân BTR-82A
BTR-82A là phiên bản cải tiến sâu trên cơ sở dòng xe bọc thép chở quân BTR-80 từ thời Liên Xô. Ngoại hình của BTR-82A so với BTR-80 là tương tự nhau, nhưng có nhiều điểm khác biệt về giáp bảo vệ cũng như sức mạnh hỏa lực và động cơ. BTR-82A trang bị module tháp pháo tự động với pháo chính 30mm 2A72 ổn định toàn phần và trung liên đồng trục 7,62mm PKT. Hỏa lực pháo 30mm có uy lực mạnh mẽ, bắn hạ được cả xe bọc thép và máy bay trực thăng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.