Hy Lạp: vasilopita
Vasilopita là món bánh cà phê truyền thống của Hy Lạp, khi nướng người ta thêm một đồng xu ở bên trong. Nếu ai ăn bánh trong đêm giao thừa và trúng phải đồng xu thì người đó sẽ nhận được may mắn trong năm tới.
Nhật Bản: mì soba
Người Nhật ăn mì soba vào thời khắc mừng năm mới. Mì được làm từ kiều mạch dài để tượng trưng cho một cuộc sống lâu dài, người ăn sẽ không cắt sợi mì mà húp sột soạt đến khi hết.
Mexico: Rosca de Reyes
Rosca de reyes là bánh mì nướng có hình dạng một chiếc nhẫn và bề mặt là hương vị trái cây. Bên trong chiếc bánh cũng chứa một số đồ trang sức biểu tượng cho sự may mắn.
Nam Mỹ: đậu mắt đen
Một giả thuyết cho rằng đậu mắt đen được coi là may mắn bởi vì chúng là loại thực phẩm đã giúp những người lính sống sót trong cuộc nội chiến trước đây.
Thụy Điển và Na Uy: bánh pudding gạo
Thông thường, Thụy Điển và Na Uy đặt một quả hạnh nhân trong bánh pudding hoặc bánh gạo của họ để tượng trưng cho sự thịnh vượng trong năm tới.
Argentina: đậu
Người Argentina hy vọng rằng ăn đậu vào ngày đầu năm mới sẽ giúp họ suôn sẻ trong công việc hoặc tìm được một điều tốt đẹp hơn.
Hàn Quốc: Tteokguk
Tteokguk là món canh có chứa bánh gạo, thịt và rau củ của người Hàn Quốc với ý nghĩa mang lại may mắn. Hàn Quốc cũng xem năm mới như ngày lễ kỷ niệm sinh nhật, mỗi bát tteokguk tượng trưng cho một tuổi. Do đó câu hỏi thường gặp vào dịp năm mới ở Hàn Quốc là “bạn đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi?” như một cách hỏi tuổi thú vị.
Đức: Berliner
Người Đức đón năm mới với món bánh chiên nhân mứt hoặc rượu mang tên Pfannkuchens. Các loại bánh mì tự làm hình tròn, bát giác, trái tim, hình chóp cầu mong những điều không tốt sẽ được loại bỏ, một năm mới với nhiều điều tốt lành sẽ đến. Ngoài ra, họ cũng thưởng thức món heo quay thơm lừng bên người thân và bạn bè. Người Đức cũng quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.
Ba Tư: faloodeh
Faloodeh là một món tráng miệng làm với bún và xi-rô ngọt, được làm cho nhiều dịp lễ đặc biệt ở Ba Tư, một trong số đó là lễ mừng năm mới.
Belarus: ngô
Những người phụ nữ chưa lập gia đình ở Belarus sử dụng hạt ngô để xem ai sẽ kết hôn đầu tiên trong năm mới. Mỗi người sẽ đặt một nhúm hạt ngô trước mặt mình và thả gà trống ra. Con gà ăn hạt của ai trước sẽ là người kết hôn sớm nhất.
Hà Lan: oliebollen
Oliebollen là một loại bánh rán được chiên ngập trong dầu, bên trong có nhân táo, dứa hoặc nho. Người Hà Lan tin rằng nếu thưởng thức món bánh này vào ngày đầu năm mới thì sẽ nhận được những điều tốt lành nhất. Sở dĩ người Hà Lan có phong tục ăn bánh rán nhiều dầu mỡ vào dịp năm mới là bắt nguồn từ niềm tin rằng vào đêm giao thừa, Nữ thần Bertha sẽ bay ngang qua bầu trời, cùng với các linh hồn tội lỗi trong bóng tối lạnh lẽo, tay cầm con dao, cắt đi bất cứ cái dạ dày trống rỗng nào. Nếu ta ăn bánh rán nhiều dầu mỡ, con dao của bà ta sẽ trượt đi.
Tây Ban Nha: nho
Khi đồng hồ điểm nửa đêm vào đêm giao thừa năm mới, người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho, đại diện cho mỗi tháng. Hương vị ngọt ngào của nho sẽ đại diện cho tháng tốt lành, còn quả chua là điềm xấu.
Ba Lan: cá trích ngâm
Ba Lan thường thưởng thức cá trích ngâm vào lúc nửa đêm giao thừa năm mới, cùng với cá hun khói và một số loại cá ngâm khác. Người ta cho rằng thực phẩm này sẽ làm cho một năm mới thịnh vượng và dồi dào.
Trung Quốc: bánh bao
Cá và bánh bao là món ăn quan trọng nhất trong bữa cơm tất niên của Trung Quốc. Hai món ăn này mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, no ấm. Trong đó, từ “cá” phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”. Bên cạnh đó, món mì trường thọ và bánh sủi cảo hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn mang lại may mắn cho cả năm.
Xem thêm: Những món ăn kỳ dị nhất thế giới khiến thực khách muốn khóc thét
Linh San (Ngoisao)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.