Trong đó, năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án.
Trong giai đoạn 2016-2021, tổng số vụ án đã kết luận điều tra là 1.296 vụ án, đã đưa ra xét xử 1.086 vụ án. Tổng giá trị thiệt hại, thất thoát, lãng phí là 31.795,2 tỷ đồng, trong đó tại địa phương là 19.464,8 tỷ đồng, tại trung ương là 12.330,4 tỷ đồng.
Tổng số giá trị tài sản đã được thu hồi: 26.474 tỷ đồng, trong đó thu hồi tại địa phương là 15.455 tỷ đồng; thu hồi tại các Bộ, ngành là 11.088 tỷ đồng.
Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là do các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.
Theo đó, một số địa phương có số dự án phát hiện có thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án và 864 dự án năm 2020.
Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án.
Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,...
Các báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cơ bản không báo cáo công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư hoặc không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là danh mục công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư, lãng phí, thất thoát.
Cùng với đó, một số Bộ, địa phương chi tiết danh mục các dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Qua giám sát số liệu báo cáo không đầy đủ đã có chi tiết danh mục hàng nghìn dự án chậm tiến độ, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí nhưng chưa được các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dự án.
Nhiều dự án BT dở dang và một số dự án BOT đã hoàn thành gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do việc thay đổi chính sách, thay đổi quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Công tác quản lý, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra kế hoạch đầu tư công, dự án đầu tư công có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ. Công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư công còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn kéo dài, thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý.
Nhiều dự án tại TP.HCM và Hà Nội chậm tiến độ, tổng mức đầu tư tăng nhiều lần
Đối với riêng dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A còn chậm, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, là gánh nặng tác động tiêu cực đời sống xã hội, phá vỡ các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ một địa phương mà còn cả khu vực, cả nước.
2 thành phố có nhiều dự án chậm tiến độ được nêu tên là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Tại TP.Hồ Chí Minh, một số dự án thuộc diện quan trọng quốc gia quyết định đầu tư từ nhiều nhiệm kỳ trước đây chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư lên gấp nhiều lần, thực hiện chưa đúng quy định, gây bức xúc dư luận.
Chẳng hạn như, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (JICA), được phê duyệt năm 2008, qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành (dự kiến năm 2028 mới kết thúc dự án), đội vốn quá lớn từ 17.387 tỷ đồng lên 43.757 tỷ đồng.
Hay như, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành - Tham Lương (ADB, KfW, EIB), được phê duyệt tháng 10/2010 song theo báo cáo của thành phố thì thời gian hoàn thành thi công đưa vào khai thác dự kiến phải đến năm 2030; đây cũng tiếp tục là dự án đội vốn rất lớn, tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 tỷ đồng vào 2010, đến 2018 là 47.891,28 tỷ đồng.
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh có 2 dự án dừng thực hiệnsong chưa đánh giá kỹ nguyên nhân tiến độ thực hiện các dự án nhóm A chậm, các vướng mắc phát sinh, lý do và phương án xử lý đối với 2 dự án dừng thực hiện; chưa đánh giá việc lãng phí nguồn lực trong những trường hợp này.
Tại Hà Nội, nhiều dự án lớn nhất là các tuyến đường sắt đô thị cũng ở tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chưa rõ thời hạn hoàn thành.
Có thể kể đến như, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội: Tổng mức đầu tư: 32.910 tỷ đồng, thời gian thực hiện: 2008-2022; dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo: dự án đang làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678,632 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội: Tổng mức đầu tư: 16.293,444 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2013-2021.
Ngoài các dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, còn có những dự án nhóm A đã hoàn thành, đưa vào hoạt động nhưng kém hiệu quả như: Dự án bảo tàng Hà Nội, tuyến xe buýt nhanh (BRT) Cát Linh - Hà Đông...
Các loại dự án trên là những điển hình của việc thất thoát, lãng phí, xảy ra trong thời gian dài, nhưng chậm được các cấp có thẩm quyền khắc phục, xử lý. Đối với các dự án ODA, việc chậm tiến độ, kém hiệu quả ngoài thất thoát, lãng phí, còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
Đoàn giám sát Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016-2021 có thất thoát, lãng phí;
74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật; 79.670 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp đã có quyết định thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng;
305.043 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp chưa có quyết định thu hồi và chưa có phương án sử dụng đất và các tồn tại, hạn chế khác giai đoạn 2016 - 2021.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.