Trồng và chăm sóc địa lan không hề đơn giản, vườn địa lan phải luôn duy trì đầy đủ các yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt như: Ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm, phân bón… Tức là phải tạo cho địa lan tiểu vùng khí hậu thuận lợi và môi trường cho cây lan sinh trưởng.
Địa lan có yêu cầu cao về phân bón qua lá, đặc biệt là các kháng chất, trung và vi lượng. Ảnh: Ngọc Minh
Bón phân qua gốc: Thường sử dụng các loại phân chậm tan, cung cấp dinh dưỡng từ từ, kích hoạt rễ phát triển. Cần bón vào mép trong của thành chậu/túi.
Thành phần NPK bón vào giá thể cho địa lan như sau:
Bón phân qua lá: Vì các giống địa lan hiện nay đều có bộ lá và giả hành lớn, phát hoa cao nên cần thiết cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời và cân bằng, đặc biệt các khoáng chất, trung và vi lượng. Cung cấp trung và vi lượng cho địa lan bằng cách: Phun phân trung, vi lượng 1 lần/tháng thay thế 1 lần dùng NPK. Phun phân hữu cơ dạng lỏng 1 lần/tháng thay thế 1 lần dùng NPK (ví dụ: Super Humic, Komix, Agostim, Humat). Liều lượng: Chỉ dùng 1/5-1/4 lượng ghi trên nhãn bao bì/lần phun. Phun vào buổi chiều, vừa dư nước trên lá, giọt mịn
Lưu ý sử dụng vôi dạng dolomite rải 2 – 4 gram/chậu vào tháng 4 và 9 trong năm, nhằm cân bằng pH và cung cấp them canxi, magiê cho cây.
Tưới nước thường xuyên cho cây nhằm duy trì ẩm độ giá thể cung cấp nước cho cây, rửa sạch lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên cây và giá thể. Nên tưới nước vào buổi sáng từ 9 - 10 giờ, không tưới vào lúc chiều tối.
Lượng nước tưới cho cây 1 năm tuổi khoảng 0,4 lít/chậu/lần, cây 2 năm tuổi khoảng 0,6 lít/chậu/lần, sau khi tưới 15 phút phải không còn nước dư trong chậu. Tháng mùa khô cần tưới 2 - 3 lần/tuần, tháng mùa mưa có thể không cần tưới, hoặc 1 lần/tuần khi vườn có mái che mưa.
Tưới đẫm cho toàn cây và giá thể trong chậu nhằm rửa sạch dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tích lũy. Thực hiện tưới 2 vòng trong vườn cho một lần, 3 tháng tưới rửa một lần.
Dựa vào sức căng giả hành, màu sắc và sức trương của vỏ rễ để xác định thời điểm tưới. Thiếu nước làm giả hành bị biến dạng, rễ bị khô héo, ảnh hưởng sự ra hoa trong các năm sau.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.