Cho rằng chính sách đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu mối, thương nhân quá nhiều quyền và lợi ích, nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục gửi đơn kiến nghị Bộ Tài chính, Công Thương, kiến nghị thay đổi chính sách.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết họ bị đối tác là đầu mối, tổng đại lý giảm lượng cung hàng, thậm chí "bóp" chiết khấu trong thời điểm cận ngày điều chỉnh giá.
Giá xăng dầu hôm nay 10/3: Dầu thô nhích tăng trong phiên giao dịch sáng nay song giá đã ở đáy 2 tuần. Nỗi lo suy thoái kinh tế đang đè nặng lên giá xăng dầu, giá dầu Brent đã lùi về mức hơn 81 USD/thùng...
"Để phục vụ bình ổn thị trường theo mệnh lệnh hành chính, dù lỗ vẫn phải bán, đây là hình thức cưỡng bức doanh nghiệp bán lẻ" ông Giang Chấn Tây, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nêu.
Tại phiên giải trình về thị trường xăng dầu và cơ chế điều hành thị trường này hôm nay 28/2, ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty xăng dầu Ngọc Bội đề nghị coi đại lý bán lẻ xăng dầu là doanh nghiệp và được hoạt động theo Luật Thương mại.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đề xuất mỗi năm cần hơn 4.100 tỷ đồng để dự trữ xăng dầu, nhưng ngân sách mới đáp ứng được 1/3 (1.500 tỷ đồng). Bộ cũng đấu thầu dự trữ xăng dầu, nhưng không doanh nghiệp nào tham gia.
"Trong năm 2022 và đầu năm 2023, đã giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước; thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ, với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu.
Theo dự tính của doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước ngày 21/2 sẽ tăng gần ngưỡng 1.000 đồng/ lít. Tuy nhiên, thực tế giá xăng dầu trong nước đã đã được điều chỉnh ngược chiều, giảm khá mạnh từ 320-700 đồng/ lít, tuỳ loại.
Theo thông tin của PV, những ngày cuối tuần vừa qua, hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ vừa tiếp tục gửi đơn đến Chính phủ, Bộ Công Thương - Tài chính, VCCI kiến nghị loạt vấn đề liên quan đến việc điều hành và ổn định thị trường xăng dầu.