Lo lắng phiền muội hay sợ hãi luôn là tác nhân chủ yếu “phá hoại” thành công của bạn trong cuộc sống. Sau đây, chúng tôi đã tập hợp “vũ khí bí mật” của các chuyên gia để bạn có thể vượt qua nỗi sợ hãi mãn tính và các tác nhân căng thẳng đó để tìm thấy sự hưng phấn trong cuộc sống.
1. Hít thở sâu để các dây thần kinh não bộ được “hạ hỏa”
Hít thở sâu luôn là phương pháp giúp bạn bình tĩnh dễ dàng nhất
Tại sao hít thở lại hữu ích như vậy?
Theo giải thích của nhà nghiên cứu Margarita Tartakovsky “Hít thở sâu bằng cơ hoành giúp giảm căng thẳng mệt mỏi hữu hiệu nhất vì nó kích thích phản ứng thư giãn của cơ thể”
2. Tập làm quen với những nỗi sợ hãi
Nếu bạn đang chuẩn bị cho một cuộc đàm phán, một buổi diễn thuyết trước đám đông hay các hoạt động khiến bạn lo lắng.
Liệu pháp này cần được thực hiện theo từng cấp bậc từ những tình huống gây cho bạn ít sợ hãi và sau đó tăng dần”.
“Ví dụ, đối với chứng sợ chó, bạn có thể bắt đầu bằng nhìn một con chó nhỏ chơi quanh đó và cuối cùng tiến đến vuốt ve những con lớn hơn”.
3. Nhận thức được nỗi sợ hãi đang vây quanh bạn và hãy để nó đi
Nếu bạn đang trên đường đi làm và chiếc xe đột nhiên bị hỏng, những suy nghĩ tồi tệ và cảm giác mệt mỏi sẽ kéo dài cả ngày kể cả khi bạn đang làm việc.
Bạn có thể cảm thấy tự ti khi trình bày một dự án mới của công ty với ông chủ vì bạn để ý quá nhiều đến cảm xúc của bản thân khiến cho nỗi sợ hãi tổng quan ảnh hưởng đến sự tự tin.
4. Chia sẻ với bạn bè về nỗi lo của bạn
Khi có những người bạn thân thiết, chúng ta có thể dễ dàng “sống sót” hơn sau khi ly hôn, mất việc,…
Khái niệm bạn thân được phát triển khi bạn cần ai đó để ưu tiên số một và bạn cũng là ưu tiên số một của họ trong khó khăn, thử thách”.
5. Tập thể dục để bảo vệ cơ thể khỏi những vấn đề gây “nhức óc”
Tập thể dục khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo Mayo Clinic, các hoạt động thể chất giúp giảm thiểu sợ hãi qua ba cách chính:
Giải phóng các chất hóa học trong não làm dịu đi những nỗi lo lắng như chất an thần.
Cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ trầm cảm
Tăng thân nhiệt, giúp chúng ta bình tĩnh hơn.
6. Coi nỗi sợ hãi là niềm vui
Giữ bình tĩnh không phải cách tốt nhất để “làm việc” với căng thẳng mệt mỏi , đó là biết cách tạo hứng thú.
Cảm xúc có hai cấp độ: cảm giác vật lý - được gọi là dò xét và sự phân tích của tinh thần bên trong - nhận thức.
Khi lo lắng, nhịp tim của bạn tăng rất nhanh - đó là cấp độ dò xét cao. Khi bạn nhìn nó theo hướng tiêu cực, sự lo lắng này sẽ khiến bạn thêm mờ mịt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.