Ngày nào may mắn, vợ chồng bà kiếm được khoảng 100.000 đồng, thu nhập bấp bênh nhưng bà vẫn phải lo trả tiền nhà trọ, nuôi chồng đau ốm và gửi tiền về quê nuôi con ăn học.
Bà Biên chỉ là một trong hàng triệu người nghèo của cả nước phải cảnh “được bữa hôm, lo bữa mai”.
Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm, nhưng chuẩn nghèo vẫn thấp hơn so với mức chung của thế giới.
Từng được thế giới biết đến với thành công nổi bật về giảm nghèo (tỷ lệ nghèo đói giảm từ 60% xuống 20,7%, sau 2 thập kỷ đổi mới và mở cửa nền kinh tế), Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới về bất công bằng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Theo một nghiên cứu gần đây về phân tầng xã hội do Viện Xã hội học tiến hành, nông dân Việt Nam xếp dưới cùng trong 9 tầng lớp xã hội. Đến cuối 2012, theo Bộ LĐTBXH, tỷ lệ nghèo giảm đáng kể, còn 9,64%. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia, chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay (400.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, và 500.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị) là thấp hơn so với chuẩn nghèo do Ngân hàng Thế giới ấn định (60USD/người mỗi tháng, tương đương 1.200.000 đồng/người/tháng). Với chuẩn nghèo quá thấp như vậy, cùng với tình trạng lạm phát, biến động giá lương thực có ảnh hưởng trực tiếp và tức thì lên cuộc sống người nghèo, những người vốn dành một tỷ lệ lớn thu nhập của mình cho nhu cầu lương thực. Với 12% dân số cả nước và hơn 50% dân số các vùng ven biển là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của biến đổi khí hậu, với tổn thất ước chừng 10% GDP, thực tế là những nỗ lực giảm bất công bằng thông qua tăng khả năng chống chịu và phục hồi cho người dân vẫn tồn tại như một thách thức lớn cho toàn xã hội.
Đói nghèo và bất bình đẳng không là một tai nạn ngẫu nhiên. Bất bình đẳng do con người tạo ra và chỉ có thể giải quyết bởi con người, là vấn đề toàn cầu, nhưng nhiều việc có thể được giải quyết ngay trong biên giới mỗi quốc gia, bởi nhà nước và chính quyền có nền quản trị hiệu quả.
Phương Lan - Phương Vy (Phương Lan - Phương Vy)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.