Đối tượng bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và quy trình giám định y khoa

P.V Thứ năm, ngày 30/07/2015 10:35 AM (GMT+7)
Đối tượng như thế nào được xác định bị phơi nhiễm chất độc hóa học và trình tự giám định y khoa như thế nào?
Bình luận 0

Trả lời:

Thông tư liên lịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18.11.2013 quy định:

Đối tượng áp dụng:

1. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9.4.2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).

2. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày 1.9.2012.

3. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.

Trình tự khám giám định y khoa:

1. Quy định chung:

a) Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khám GĐYK. Nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng, không đủ theo quy định tại thông tư này thì trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Hội đồng GĐYK trả lại hồ sơ khám GĐYK cho tổ chức giới thiệu;

b) Hội đồng GĐYK phải thực hiện khám giám định cho đối tượng trong thời gian không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khám GĐYK hợp lệ;

c) Khi thực hiện khám GĐYK, người lập hồ sơ khám GĐYK và giám định viên phải kiểm tra, đối chiếu với giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy khai sinh với đối tượng đến khám GĐYK;

d) Trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK có thể chỉ định thực hiện các thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng khác hoặc chỉ định điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước để làm căn cứ xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật.

2. Trình tự khám GĐYK:

a) Lập hồ sơ khám GĐYK và khám tổng quát: Căn cứ giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH, bác sĩ cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK và khám tổng quát;

b) Khám chuyên khoa: Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung mà cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK chỉ định;

c) Hội chẩn chuyên môn: Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời giám định viên chuyên khoa và thành phần có liên quan tham dự;

d) Họp Hội đồng GĐYK: Chủ tịch Hội đồng GĐYK hoặc người được ủy quyền chủ trì. Số lượng thành viên Hội đồng GĐYK tham dự họp phải bảo đảm có trên 50% số thành viên hội đồng, trong đó phải có thành viên đại diện của ngành LĐTBXH. Quyết định của Hội đồng GĐYK phải bảo đảm sự nhất trí của đa số thành viên hội đồng có mặt trong phiên họp. Trường hợp không có đủ sự nhất trí của đa số thành viên hội đồng có mặt trong phiên họp thì người chủ trì phiên họp xem xét, kết luận nhưng phải ghi rõ vào biên bản họp Hội đồng GĐYK.

Kết luận của Hội đồng GĐYK được ban hành dưới hình thức biên bản khám GĐYK theo mẫu 2 ban hành kèm theo thông tư này.

Sau 5 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận cuối cùng của Hội đồng GĐYK, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm hoàn chỉnh biên bản khám GĐYK (4 bản);

đ) Chuyển biên bản khám GĐYK: Sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản khám GĐYK, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK chuyển, lưu trữ biên bản khám GĐYK như sau:

- 1 bản về tổ chức giới thiệu;

- 1 bản về Sở Y tế để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 thông tư này;

- 1 bản đến đối tượng;

- 1 bản lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK.

e) Hồ sơ khám GĐYK được quản lý, lưu trữ tại cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK theo quy định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem