Ông có thể cho biết tình hình ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện?
-Hiện một hộ nông dân nuôi 30 con bò sữa ở Củ Chi có thể có thu nhập khoảng 50 triệu đồng/tháng. Có được giá trị này do nông dân Củ Chi đột phá nuôi bò sữa theo CNC nên cho chất lượng, sản lượng sữa cao. Huyện cũng đang đặt mục tiêu đến năm 2020, tất cả 1.400 hộ nuôi bò sữa ở Củ Chi sẽ phải có hầm biogas. Trong chăn nuôi heo, trên địa bàn huyện cũng đã có một số trại nuôi trong chuồng lạnh.
Sơ chế rau sạch tại Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung, Củ Chi. Ảnh: C.L
Ngoài ra, huyện cũng có chủ trương chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ. Dự kiến đến 2020, Củ Chi sẽ chuyển hết đất trồng lúa sang trồng cỏ. Trong trồng trọt như hoa lan, rau an toàn, nhiều nông dân cũng ứng dụng CNC. Hiện rau an toàn của huyện đã chiếm khoảng 20% thị trường TP.HCM.
Việc đẩy mạnh CNC trong sản xuất sẽ làm tăng sản lượng sản phẩm. Huyện đã có kế hoạch gì để giải quyết đầu ra cho nông dân?
- Hiện các trại hoa lan lớn đã “thống lĩnh” đầu ra sản phẩm hoa lan trên địa bàn huyện. Chúng tôi đang khuyến khích các hộ trồng nhỏ phải làm vệ tinh cho các trang trại lớn để cơ hội đầu ra cho sản phẩm lớn hơn.
Với chăn nuôi cũng vậy, liên kết giữa những người chăn nuôi và doanh nghiệp cũng đang được đẩy mạnh. Chỉ có liên kết mới có thể giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Củ Chi gần như quy tụ các mô hình nông nghiệp CNC của thành phố với sự hỗ trợ của Trung tâm NCNC. Điều này có ý nghĩa thế nào với việc xây dựng NTM của huyện?
-Đây là một lợi thế rất lớn để Củ Chi hoàn thành sớm Chương trình xây dựng NTM. Nhờ ứng dụng CNC trong sản xuất mà thu nhập người dân liên tục tăng trong những năm qua. Khi thu nhập của người dân tăng cao thì việc huy động sức dân để làm NTM cũng dễ dàng, nhanh chóng. Hiện chúng tôi đã xây dựng các vùng quy hoạch. Tất cả các vùng quy hoạch đều gắn liền với việc xây dựng NTM và nông nghiệp đô thị.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.