Ngoài ra, còn có 9 doanh nghiệp, 18 hợp tác xã thực hiện xây dựng 33 dự án cánh đồng lớn, trong đó 19 dự án lớn với tổng diện tích 7.131ha với 6.000 hộ nông dân tham gia. Chưa kể tỉnh Đồng Nai còn có 14 dự án đã được Sở NNPTNT chấp thuận.
Nhiều chủ trại chăn nuôi lợn ở Đồng Nai đã với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng cung ứng thịt lợn sạch ra thị trường. Ảnh: TTXVN
Theo đại diện ngành nông nghiệp Đồng Nai, việc thực hiện chuỗi liên kết theo đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tránh tình trạng nông nghiệp tự phát, không có hiệu quả kinh tế. Nếu các thành phần tham gia hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên quy mô lớn sẽ có những hỗ trợ về giống, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực phẩm cũng như được đầu tư cho quy trình sản xuất, chế biến giúp nông dân xây dựng thương hiệu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…
Từ đây có thể tạo ra sản phẩm đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời là “giấy thông hành” để nông sản có thể xuất khẩu.
Tại Đồng Nai hiện có nhiều đơn vị hợp tác, liên kết qua thời gian thực hiện đã phát huy hiệu quả.
Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai chia sẻ, việc thực hiện liên kết cũng đang gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do nông dân, HTX, doanh nghiệp chưa mạnh dạn thực hiện, từ đó khó kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp vì nguồn vốn cho lĩnh vực này lớn, nhiều rủi ro, trong khi chu kỳ quay vòng đồng vốn lại dài, lợi nhuận không cao.
Để khắc phục những khó khăn, bất cập nêu trên, theo ông Vinh, Sở NNPTNT sẽ tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai có những chính sách hỗ trợ góp phần tạo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để tiến hành tổ chức đối thoại, mời gọi doanh nghiệp, HTX và các thành phần kinh tế có năng lực tham gia.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.