Đồng Nai: Nuôi 50.000 con lươn ở chuồng heo cũ, trai trẻ kiếm bộn tiền

Đinh Tài (Cổng TTĐT huyện Cẩm Mỹ) Thứ hai, ngày 13/01/2020 06:05 AM (GMT+7)
Thời gian qua, người chăn nuôi heo liên tiếp gặp khó khi giá cả bấp bênh, cùng với dịch bệnh liên tiếp xuất hiện. Trước thực trạng đó, một số hộ chăn nuôi heo tại xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi qua nhiều loại vật nuôi khác, trong đó có nuôi lươn không bùn.
Bình luận 0

Đồng thời, người dân tận dụng chuồng heo cũ cải tạo, sữa chữa để giảm giá thành, chi phí phải đầu tư ban đầu. Qua tìm hiểu, các mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao sau khi chuyển đổi.

img

Mô hình chăn nuôi lươn không bùn của thanh niên Ngô Chiến Thắng, mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng.

Anh Ngô Chiến Thắng, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ. Sau đợt khủng hoảng giá heo, gia đình anh ngừng nuôi và quyết định treo chuồng. Thấy hệ thống chuồng trại mới đầu tư nay vứt bỏ, gây lãng phí. Chiến đã tận dụng và chuyển qua nuôi lươn không bùn.

Đến nay, mô hình của Chiến có 50.000 con lươn, trong đó có khoảng 20.000 lươn thịt thương phẩm, 5.000 lươn sinh sản bố mẹ....Sau khi chuyển đổi qua mô hình nuôi lươn không bùn, đầu ra sản phẩm rất ổn định, Chiến cung cấp lươn thịt, lươn giống… ở khắp cả nước. Mỗi năm anh Chiến thu lợi trên 150 triệu đồng.

Anh Ngô Chiến Thắng, hộ nuôi lươn không bùn xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ cho biết: Khi mình tận dụng chuồng heo nuôi lươn không bùn nó giảm được 50% chi phí đầu tư. Nuôi lươn không bùn trong môi trường này thoáng mát lươn phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá heo hơi giảm, ông Trần Mã Lương, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ đã chuyển đổi từ nuôi heo sang nuôi gà thả vườn. Ông tận dụng diện tích chuồng nuôi heo cũ, sữa chữa phù hợp với diện tích nuôi gà.

Sau 2 năm chuyển đổi, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông. Mỗi năm ông nuôi khoảng 12 ngàn con gà, sau hơn 3 tháng nuôi gà đạt trọng lượng 1,7 - 2,2 kg/con, thương lái đến tận nhà thu mua. Sau trừ chi phí  ông  lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Đây là lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những ngày nuôi heo trước đó.

Ông Trần Mã Lương, hộ chăn nuôi gà xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ cho hay: Trước đây mình chăn nuôi heo mình cũng cán nền. Khi mình làm chuồng heo diện tích ngăn ra bây giờ mình đập ra mình làm thành khung chuồng gà thì nó đỡ hơn.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ cho biết thêm: Vấn đề chăn nuôi heo tập trung ở các trang trại lớn, vấn đề chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần. ở đây một số bà con đã chuyển đổi và tìm hướng đi mới cho vât nuôi thay vì chăn nuôi heo để tiềm kiếm hàng hóa về chăn nuôi , có giá trị kinh tế cao, giảm rủi ro.

Hiện nay dịch bệnh trên đàn heo đang diễn biễn phức tạp, các ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân không tái đàn. Để thay thế con heo, người chăn nuôi nên da dạng hóa vật nuôi như nuôi thêm bò, dê, nuôi gia cầm và nuôi cá… Qua đó, góp phần phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem