Charles Dickens không phải là nhà văn phương Tây đầu tiên thử sức ở đề tài khoa học viễn tưởng, du hành thời gian, nhưng ông là người đầu tiên có các tác phẩm văn học về đề tài này gây tác động nhất. Ông cũng là nhà văn đã tạo ra một số nhân vật hư cấu được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu.
Trong số các tác phẩm về đề tài xuyên không gây ấn tượng nhất, phải kể đến “Christmas Carol” (Hồn ma đêm Giáng Sinh) và “Doctor Who” (Bác sĩ vô danh). Hồn ma đêm Giáng Sinh là câu chuyện khắc họa sống động nhân vật Ebenezer Scrooge keo kiệt, ưa gắt gỏng, người đã có những chuyển biến lớn về tư tưởng, tình cảm và nhận thức về giá trị nhân bản sau cuộc ghé thăm của những “vị khách siêu nhiên” là Hồn ma vất vưởng Jacob Marley và ba Hồn ma của Giáng sinh Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, để cuối cùng ông trở thành người mang giá trị nhân ái của Giáng sinh lan tỏa đến mọi người. Tác phẩm đã được in gần 2.600 lần bằng hơn 50 ngôn ngữ, được dựng thành 23 vở kịch và 51 bộ phim.
Charles Dickens là nhà văn đã tạo ra số nhân vật hư cấu được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu.
Còn Doctor Who là tác phẩm nói về một nhân vật là Doctor, nhưng "Doctor" thật ra không phải là tên thật của nhân vật này, tên thật của ông chưa bao giờ được tiết lộ. Ông dùng tên này như một bí danh để tự gọi bản thân, là người ngoài hành tinh trăm tuổi du hành xuyên không gian, thời gian trên chiếc TARDIS.
Charles Dickens là nhà văn nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria. Ông có một niềm đam mê kỳ lạ với nhà xác, ông thích đến nhà xác để quan sát các nhân viên làm việc trên các xác chết. Từ đó, nhà văn nổi tiếng bắt đầu tưởng tượng về các câu chuyện của mình.
Trong dòng chảy văn chương thế giới, văn học giả tưởng chưa được xếp vào hàng chính thống, không được giới hàn lâm đánh giá cao, nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến tư duy của nhân loại. Đó là thể loại văn học sử dụng hoặc toàn bộ, hoặc nhiều chi tiết không thực, được tạo dựng bởi trí tưởng tượng và giả thuyết của tác giả.
Có mối liên hệ giữa tác phẩm “A Christmas Carol” (Hồn ma đêm Giáng Sinh) với các giá trị đạo đức thời Trung cổ.
Tác phẩm “Utopia” của Sir Thomas More (1516) được coi là tác phẩm đầu tiên của thể loại đề tài này. Trong tác phẩm, Thomas More mô tả một cộng đồng sống trên một hòn đảo giả tưởng ngoài Đại Tây Dương với đời sống gần gũi với bản tính tự nhiên, văn minh đạt tới đỉnh cao với sự phục vụ của máy móc và công nghệ, mọi người đều sống trong sự hài hòa và tự do tuyệt đối, đạt được sự tiến hóa tâm linh tối cao… “Utopia” là ước vọng cao nhất của bất cứ một nền văn minh nào.
Sau Thomas More, Francis Bacon tiếp tục phát triển lý thuyết này qua tác phẩm “Tân Atlantis” (1627). Đó không chỉ là sự tưởng tượng về một thế giới không có thật, đó là khuôn mẫu hướng tới cho một tư tưởng chính trị hoàn hảo.
Nhà văn người Anh Herbert George Wells, thường được biết đến với cái tên H. G. Wells cũng nổi tiếng với những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng như The Time Machine, The War of the Worlds, The Invisible Man, The First Men in the Moon và The Island. H.G.Wells sử dụng khoa học viễn tưởng để truyền tải những tư tưởng của mình với xã hội.
Diễn viên Christopher Reeve đóng vai một người đàn ông đã phải lòng cô gái trong bức tranh cổ trong bộ phim “Somewhere in Time” (Ngược dòng thời gian) (1980).
Trong “Cỗ máy thời gian” (1895), Wells mượn việc du hành thời gian để thể hiện những hình dung của mình về các tầng phát triển của xã hội từ thời cổ xưa đến lúc bấy giờ. Wells sử dụng thuyết Tiến hóa của Darwin và thể hiện là một người theo chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa của Karl Marx.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.