Đó là chia sẻ của ông Xuân - người sở hữu vườn dừa dứa giống Thái Lan lớn nhất ở Quảng Ngãi.
Nói về lý do đến với giống dừa này, ông Trần Phú Xuân (sinh 1967), ở Đông Hòa, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa kể: "Vào năm 2012, sau khi được cán bộ khuyến nông tỉnh xuống làm việc và cho biết đang tìm hộ gia đình có điều kiện phù hợp để thực hiện thí điểm mô hình trồng giống dừa dứa của Thái Lan ở tại địa phương tôi đã đăng kí".
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật hướng dẫn, nên giống dừa mới mà ông Xuân rất sai quả.
Theo đó trên phần đất khoảng 1ha đã thuê, cùng với số giống được hỗ trợ trồng thí điểm khoảng 150 cây; ông Xuân đầu tư tiền đặt mua trồng thêm 150 cây, với giá 120.000 đồng/cây để trồng kín phần đất còn lại của mình.
"Cán bộ hướng dẫn khoảng cách trồng giữa cây với cây, hàng cách hàng khoảng 4m. Thế nhưng nhận thấy với khoảng cách như vậy là khá dày, sau này nếu cây phát triển tốt thì tàu sẽ chen sít, khó bung rộng... ảnh hưởng đến việc cho trái nên ông đã tăng lên khoảng cách từ 5 – 5,5m.
Hơn nữa việc giản rộng khoảng cách trồng giữa các cây và hàng với nhau, tôi có thể tận dụng khoảng đất trống để xen canh các loại cây khác, hoặc chăn nuôi gia cầm, gia súc phía dưới...", ông Xuân tâm sự.
Giữa các hàng đều có mương để bơm, dẫn nước vào cho mát rễ.
Không như giống dừa truyền thống vốn đã quen với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nên có thể "giao cho trời”, giống dừa này đòi hỏi phải thường xuyên tưới nước. Tần suất tưới nước khi dưới 2 năm tuổi là 4-6 lần/tuần, mỗi lần 40- 80 phút, những năm sau thưa hơn, từ 2-3 lần/tuần.
Ngoài ra giữa các hàng phải đào mương, với kích thước cao và rộng là 1mx1m để bơm, dẫn nước vào giữ cho mát rễ.
Tùy điều kiện cụ thể của từng gia đình mà việc bón phân mà chia ra thành 4-6 đợt/cây/năm, với số lượng gồm khoảng: 20 kg phân chuồng, 1 kg lân, 1 kg Kali, 1 kg Urê/cây/năm.
Chất lượng nước và cơm dừa ngọt, thơm không kém gì dừa được trồng ở miền Nam.
Và một điều khá quan trọng đòi hỏi người trồng lưu ý là trong thời gian dừa ra hoa, cần thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu bệnh, kịp thời phun thuốc diệt trừ nhằm tăng tỉ lệ đậu quả cho dừa.
Nhờ thực hiện đúng kĩ thuật được hướng dẫn nên số dừa trồng của ông Xuân không chỉ đạt tỉ lệ sống 100%, mà còn cho trái đúng như thời gian dự kiến.
Nhiều người thân quen sau khi đến tận vườn thưởng thức, còn được ông Xuân hào phóng biếu cho cả buồng đem về.
Theo đó lứa trái đầu tiên ra vào năm thứ 3, với tỉ lệ cho trái là 30% trong tổng số dừa đã trồng. Và từ năm 2015 đến nay, 90% số dừa trồng của ông Xuân đã cho trái với thời gian thu hoạch 8-10 đợt/cây/năm và số lượng từ 6-12 trái/cây/đợt. Bên cạnh đó chất lượng nước và cơm dừa ngọt, thơm không kém gì khi trồng ở miền nam.
Tuy phải 1-2 năm nữa vườn dừa này mới cho trái ổn định, với dự kiến từ 150-200 trái/cây/năm, nhưng nhẩm tính hiện giá bán tại gốc là 10.000 đồng/trái, thì với 300 cây đã trồng đang cho trái sẽ mang lại nguồn thu tiền trăm triệu cho ông Xuân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.