Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội
Những năm qua, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, đề xuất với UBND tỉnh về các nguồn viện trợ nước ngoài có khả năng hỗ trợ đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, mỗi năm Hội ND đã thu hút vận động tài trợ từ các nguồn nước ngoài được trên 2 tỷ đồng để thực hiện các chương trình hỗ trợ nông dân ơrở các địa phương trong tỉnh.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Cẩm Phương – Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: Hoà Bình là tỉnh miền núi, có 10 huyện và 1 thành phố với 210 xã, phường, thị trấn (trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn). Điều kiện đi lại không thuận lợi, kinh tế chưa phát triển, thu ngân sách của địa phương hạn chế, vì vậy nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Hội ND Hòa Bình hiện có 133.347 hội viên, sinh hoạt tại 1.935 chi Hội thuộc 208 cơ sở Hội.
Tham gia tổ hợp tác nuôi bò sữa do Hội ND thành lập, nhiều nông dân xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn
đã có thu nhập cao. ảnh: Thu Hà
Từ kinh nghiệm phối hợp tổ chức Oxfam Đoàn kết Bỉ giai đoạn 2001 - 2011, từ năm 2011 trở lại đây Hội ND tỉnh Hòa Bình đã ký chương trình hợp tác với các hàng chục tổ chức như: Oxfam Anh, Hà Lan, Hongkong; Tổ chức ADDA, DDS (Đan Mạch); Chương trình quản trị đất vùng sông Mekong; Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới; Tổ chức FAO…
Theo đó, giai đoạn đầu hợp tác với các tổ chức nước ngoài, Hội ND tỉnh Hòa Bình đã tập trung định hướng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Hơn 350 tập huấn viên là cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở được tham gia huấn luyện trong các lĩnh vực như: Viết đề xuất và quản lý dự án, phân tích cộng đồng; kỹ năng quản lý điều hành nhóm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có sự tham gia; phương pháp ghi chép, tính toán sổ sách kinh tế hộ; các kỹ năng khuyến nghị và đối thoại chính sách. Thông qua hoạt động đó, có hàng ngàn hội viên, nông dân được đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, tiếp cận thông tin thị trường trong quản lý kinh tế hộ, kinh tế hợp tác…
Quan tâm hỗ trợ hội viên, nông dân
Từ nguồn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, Hội ND tỉnh Hòa Bình tập trung tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông
Để có được nguồn lực hỗ trợ, Hội đã chủ động tiếp cận, tìm hiểu đối tác và chia sẻ những thực trạng của người nông dân; đồng thời khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Hội. Trong quá trình hợp tác, tuân thủ thực hiện các chuẩn mực trong quản lý tài chính, Hội đã chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả, công khai và minh bạch. Hội làm chủ được cách làm, được các cấp, các ngành của tỉnh và đối tác ghi nhận”.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Phương Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình
|
dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể theo hướng phát triển nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã. Đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ, duy trì 332 nhóm nông dân cùng sở thích về chăn nuôi, trồng trọt, canh tác theo phương pháp hữu cơ.
Với phương pháp cầm tay chỉ việc, đào tạo ngay trên đồng ruộng và thực tế, hầu hết, các nhóm đã biết lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh dựa trên việc thu thập thông tin nhu cầu và mong đợi của cộng đồng. Ban đầu từ các nhóm sở thích, đến nay đã thành lập, duy trì được 208 tổ hợp tác, 28 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, dịch vụ và chăn nuôi phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng.
Bà Cẩm Phương phấn khởi cho biết: Kết quả nổi bật thứ 3 mà Hội ND tỉnh thực hiện được từ nguồn việc trợ nước ngoài đó là xây dựng bộ công cụ giám sát cộng đồng. Cụ thể, các mô hình “Đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong quản lý sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020”; mô hình “Công dân giám sát quản lý đất đai”; mô hình “Thúc đẩy công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước”… do Hội xây dựng đã được triển khai thực hiện và nhân rộng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.