Nhật báo Guardian của Anh cho hay, bà Merkel đã đưa ra ý kiến sau tranh cãi với Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, người mà tờ báo này thông tin là đã cáo buộc bà đưa ra những đề xuất phi dân chủ.
“Nếu đây là những gì đồng Euro đang nỗ lực hướng tới, có lẽ Berlin nên rút khỏi đây”, tờ báo trích lời bà Merkel.
Tuy nhiên, người phát ngôn của bà Merkel Steffen Seibert cho biết, thông tin này không đúng sự thật và Thủ tướng đã không đưa ra những lời nhận xét như vậy.
“Không có gì đáng tin trong câu chuyện này. Thủ tướng không bao giờ tuyên bố như vậy”, ông nói. “Đức luôn toàn tâm toàn ý với đồng Euro”.
|
Thủ tướng Đức Angela Merkel và trợ lý của bà - Steffen Seibert. |
Tuy nhiên, về phần mình Berlin cũng bày tỏ sự thất vọng khi một số đồng minh châu Âu muốn các chủ nợ tư nên chia sẻ gánh nặng với chính phủ khi cơ chế cứu trợ mới thay thế mạng lưới hiện nay vào giữa năm 2013.
Khó khăn của Đức hiện nay là hối thúc một cuộc bán tháo nợ từ các nước như Ireland và Bồ Đào Nha. Song, các bộ trưởng tài chính khu vực tuần trước đã thông qua một số thủ tục pháp lý đối với khu vực tư nhân. Thủ tục này sẽ nằm trong cơ chế mới.
Vẫn có nhiều suy đoán rằng Đức có thể rời khỏi khu vực Eurozone mà không cần đến một số nước yếu kém hơn. Chính phủ của bà Merkel cũng nhiều lần nhấn mạnh về cam kết của mình với đồng tiền này.
Ngoại trưởng Guido Westerwelle trả lời nhật báo Berliner Zeitung rằng, sự thịnh vượng của đất nước luôn gắn với đồng Euro.
“Người dân Đức có được lợi ích lớn khi đồng Euro ổn định trong một châu Âu lành mạnh. Chúng tôi sẽ xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan nhiều hơn Trung Quốc, sang Pháp hơn là Mỹ và sang Bỉ hơn là Ấn Độ”, ông Westerwelle nói.
Ông Westerwelle còn nói, Đức cũng có một phần trách nhiệm trong cơn sóng gió của đồng Euro khi không áp dụng chặt chẽ các quy định ngân sách EU năm 2004-2005 bởi lẽ, nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã vi phạm giới hạn thâm hụt ngân sách trong khối.
Tân Hoa
Theo Reuters
Vui lòng nhập nội dung bình luận.