Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht tuyên bố: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ nguy hiểm và trong những thời điểm như vậy, điều quan trọng là phải biết chúng ta có những lỗ hổng trong phòng thủ ở đâu. Phòng không là một trong những khu vực cần phải hành động khẩn cấp".
Đối mặt với mối đe dọa an ninh gia tăng, Đức cũng sẽ thành lập một lữ đoàn bộ binh bọc thép mới có thể nhanh chóng được triển khai tới Litva trong thời điểm cần thiết, bà Lambrecht nói thêm.
Những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Đức được đưa ra khi bà thăm quân đội Đức được triển khai tại Litva. Tại đây, bà đã nhấn mạnh rằng NATO cần phải nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của mình.
Theo bà Lambrecht, Ukraine sẽ nhận được thêm 100 xe tăng, 4 hệ thống phòng không IRIS-T, lô đầu tiên sẽ được bàn giao vào cuối năm nay và lô thứ hai - vào đầu năm 2023.
Hy Lạp, cùng với các đồng minh NATO, đã đứng về phía Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Vào tháng 9, Hy Lạp tuyên bố sẽ gửi thêm 40 chiếc IFV BMP-1 do Liên Xô chế tạo tới Ukraine.
Trong khi đó, vào ngày 8/10, Nga được cho là đã bị phát hiện triển kahi mẫu xe tăng chủ lực mới nhất của mình tới Ukraine.
Theo đó, một chiếc xe tăng T-14 Armata mới nhất của Nga đã được phát hiện ở Lugansk, một nguồn tin tiết lộ với Bulgarian Military. Theo nguồn tin, chiếc xe tăng được đặt gần làng Midginskaya và chia sẻ một bức ảnh về tăng chủ lực T-14 mới nhất của Nga. T-14 của Nga có thể được sử dụng như một xe tăng chỉ huy cho các loại xe tăng khác của quân đội nước này.
Dù hiện không thể xác thực rằng bức ảnh được chụp ở Lugansk nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, chúng ta không nên ngạc nhiên về khả năng Nga triển khai T-14 tới Ukraine. Trong những năm gần đây, Nga thường gửi công nghệ vũ khí mới tới chiến trường thử nghiệm trong điều kiện thực chiến. Trước đó là Syria, nhưng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Moscow đã chuyển hướng đưa vũ khí mới đến đây thử nghiệm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.