Nếu bạn chưa từng phải rơi nước mắt vì chuyện tiền bạc, chúc mừng bạn, bạn có một công ty tốt và một công việc tốt, bạn đã may mắn hơn 1 nửa số người Mỹ. Theo khảo sát từ The Secret Financial Lives of Americans trên 2.200 người trưởng thành, hơn 1 nửa trong số những người này thừa nhận đã khóc vì cảm thấy công việc không đủ cho chi tiêu cuộc sống.
Hơn một nửa người Mỹ từng khóc vì chuyện tiền bạc (Nguồn: Finance.bigmir.net)
Theo cuộc khảo sát trên 30.000 người trưởng thành của American Payroll Association hồi tháng 9 vừa qua, hơn 70% người trưởng thành tại Mỹ sẽ phải chịu cuộc sống chật vật nếu lương bị trả chậm 1 tuần, và hầu hết họ chỉ có khoản tiết kiệm ít ỏi dưới 1000 USD cho bản thân (khoảng dưới 23 triệu VND).
Thậm chí với những người có mức thu nhập cao cũng có lúc gặp khó khăn với chuyện tiền bạc khi có tới 41% trong số những người thu nhập trên 200.000 USD/ năm (khoảng hơn 4,5 tỷ VND) khẳng định đôi khi họ cũng bị stress nặng nề vì lo lắng vấn đề tiền bạc.
Tuy nhiên, Giáo sư Suandra Davis, chuyên gia tư vấn tài chính – giảng viên Đại học Golden State khẳng định, vấn đề này phụ thuộc lớn vào lối suy nghĩ của mỗi người. Bởi “thế nào mới là đủ?”, “chỉ có 3 thứ bạn có thể làm nếu bạn thấy không hài lòng với số tiền hiện tại: kiếm tiền nhiều hơn, chi tiêu ít hơn hoặc làm cả 2 điều này. Không có phép màu nào cả.”
Điều này có nghĩa, nếu bạn thay đổi 1 chút thói quen của bản thân, bạn sẽ không phải khóc vì vấn đề này thêm nữa. 3 bước đến từ chuyên gia sau đây có thể giúp thay đổi hoàn cảnh của bạn:
Sống có tổ chức
Hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất, giáo sư Davis khẳng định, hãy lên kế hoạch và xác định vị trí của mình ở đâu, đánh giá xem điều gì là quan trọng nhất.
Hãy tự hỏi bản thân: Bạn muốn nhận lại điều gì? Bạn có muốn kiếm ra thật nhiều tiền hơn? Làm sao để giảm thiểu chi tiêu? Bạn có thỏa mãn cuộc sống hiện tại?
Bạn cần biết bạn mong muốn điều gì và đừng mong muốn khoản tiết kiệm của bạn đi từ 0 xu lên 400 USD ngay lập tức. Nếu bạn chỉ có thể tiết kiệm 40 USD thì hãy bắt đầu với 40 USD. Vị chuyên gia chia sẻ thêm: “Đừng ngần ngại đặt ra mục tiêu cho mình trên hành trình mới.”
Tập trung vào tương lai
Ai cũng có lúc phạm sai lầm nhưng đừng để sai lầm đó làm bạn gục ngã. “Hãy coi đó là 1 bài học và đừng cảm thấy xấu hổ”, Davis nói.
Đừng trách cứ bản thân quá nhiều vào sai lầm trong quá khứ vì điều đó có thể khiến bạn trì trệ hơn và khó tiến lên được phía trước. Nếu tình hình tài chính khiến bạn căng thẳng, hãy xác định kế hoạch cải thiện để chăm sóc bản thân tốt hơn. Ngoài ra, đừng so sánh bản thân với người khác, chỉ nên tập trung vào thực tế của riêng bạn và những gì bạn có thể kiểm soát.
Xây dựng tư duy và thói quen mới
Nếu đã nắm chắc điều kiện của bản thân, đã đến lúc bạn xây dựng mục tiêu dài hạn cho riêng mình.
Tuy nhiên, “trả hết nợ” không phải là mục tiêu, bà Davis nói, “Hãy tìm một mục tiêu thực thụ như có khả năng độc lập về tài chính.”
Khi đã xác định được mục tiêu, hãy xem xét các bước đi của bạn có đúng hướng hay không. Ví dụ, nếu tự do tài chính là mục tiêu của bạn, mỗi lần sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên suy nghĩ xem liệu giao dịch có khiến bạn càng xa với mục tiêu không.
Tất nhiên, không dễ để tư duy. Vì vậy, nên bắt đầu từ việc nhỏ. Giảm chi 5 USD và thực sự đưa nó vào tài khoản tiết kiệm hoặc tự nấu bữa tối và thấy số tiền dôi dư so với việc phải đi ăn ngoài để tiếp tục bỏ vào tiết kiệm.
Davis sử dụng thói quen uống cà phê hàng ngày như là một điểm khởi đầu. Mỗi lần cố ấy chi 3,5 USD để mua một tách cà phê thì cô ấy cũng dành ra 3,5 USD để tiết kiệm. "Nếu tôi có thể trả 3,5 USD cho quán thì tại sao tôi không thể trả 3,5 USD cho bản thân mình? Nó thực sự là cách để thay đổi suy nghĩ và tạo ra thói quen khác nhau", Davis nói.
Bạn đang nghĩ về việc tậu một chiếc ô tô? Hãy khoan, tỷ phú Mỹ Kevin O’Leary, chuyên gia tài chính cá nhân, ngôi sao chương...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.