Ngồi trước vành móng ngựa người phụ nữ tên Đỗ Thị Phương (tức Phường, SN 1971, ở Móng Cái, Quảng Ninh) tỏ ra rất mệt mỏi. Bà đã nhiều lần từ Quảng Ninh lên Hà Nội để hầu tòa (bị truy tố về tội đưa hối lộ, hưởng tại ngoại), nhưng qua nhiều phiên xét xử, vụ án vẫn chưa đến hồi kết, vì trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Từ “chạy án” thành phạm 2 tội
Bà Phương là vợ của Nguyễn Tiến Chung (Chung là em trai Nguyễn Tiến Phương tức Phương “Linh hột”). Anh em Phương, Chung vốn là trùm xã hội đen khét tiếng ở bến Lục Chắn, Quảng Ninh, chuyên xuất khẩu, “bảo kê” các tuyến đường buôn lậu. Chính vì quen thói lộng hành coi thường pháp luật, Phương và Chung đã gây tội ác. Tháng 6.2009, cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Quảng Ninh bắt tạm giam hai anh em Nguyễn Tiến Chung và Nguyễn Tiến Phương về tội giết người.
Bị cáo Phương (trái), Nam (giữa) và Tuấn trước vành móng ngựa.
Ngoài tình cảm vợ chồng lại sẵn có “tiền tấn” trong nhà, bà Phương đã tìm mối lo chạy án. Khoảng tháng 10.2009, theo giới thiệu bà Phương đến nhà Phạm Anh Tuấn (ở TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) để nhờ thuê luật sư và tìm người lo chạy án. Tuấn nhận lời. Mấy ngày sau Anh Tuấn lên Hà Nội tìm gặp Mạc Văn Nam, Nam vốn là người Tuấn quen trước đó. Mạc Văn Nam giới thiệu công tác tại cơ quan đại diện phía Nam của Bộ Tư pháp, còn Tuấn giới thiệu công tác tại Cục Tình báo quân đội.
Khi Tuấn đề cập vụ giết người ở bến Lục Chắn (Quảng Ninh) do Phương “Linh hột” và Chung cầm đầu, Nam đã nói: Nếu muốn thoát án tử thì phải chơi đẹp, mất hàng trăm ngàn USD. Khi Tuấn thông báo kết quả đàm phán với Nam về cho Đỗ Thị Phương, người phụ nữ này không ngần ngại nói “Chú cố gắng nhờ ông Nam giúp, gia đình sẽ đội ơn, còn tiền bạc, chi phí thì không quan trọng”. Bà Phương tỏ ra tin tưởng Nam hơn khi thấy đối tượng này tuy ở Hà Nội nhưng liệt kê một cách chính xác những cán bộ cao cấp ở tỉnh Quảng Ninh mà Nam sẽ đi gặp.
Tin tưởng Tuấn và Nam sẽ “lo được” cho chồng và anh chồng được tại ngoại và khi xử không bị mức án tử hình, Đỗ Thị Phương đã không ngần ngại chi khoản tiền 500.000USD. Trong đó, bà Phương đưa cho Tuấn 350.000USD để Tuấn đưa dần cho Nam và một lần gặp gỡ khác bà đã đưa trực tiếp cho Nam 150.000USD. Trong số tiền nhận của bà Phương, Tuấn đã đưa cho Nam 51.500USD. Cả bà Phương và người môi giới Phạm Anh Tuấn không ngờ mình rơi vào “bẫy” của kẻ lừa đảo.
Cuối tháng 8.2010, khi TAND tỉnh Quảng Ninh xét xử và tuyên án sơ thẩm Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tiến Phương đều bị tử hình. Lúc này bà Phương biết Tuấn và Nam không giúp được gì nên đã đòi lại tiền.
Bức xúc vì hỏng việc, đã qua 6 tháng mà Tuấn không chịu hoàn trả số tiền đã nhận nên bà Phương cùng Nguyễn Hữu Nghĩa (ở Cổ Nhuế, Hà Nội) gặp Tuấn ép phải viết giấy nợ tiền bà.
Sau đó, Nghĩa chỉ đạo tay chân bắt giữ Tuấn rồi giam anh này qua nhiều nhà nghỉ với mục đích buộc Tuấn phải trả tiền. Sau nhiều ngày bị giam giữ, Tuấn được Công an giải cứu tại một nhà nghỉ ở quận Long Biên.
Với hành vi trên Đỗ Thị Phương bị TAND quận Long Biên tuyên phạt 8 tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật. Nguyễn Hữu Nghĩa và 4 tay chân cùng nhận án phạt từ 10- 12 tháng tù cùng tội danh trên.
Tin tưởng Tuấn và Nam sẽ “lo được” cho chồng và anh chồng được tại ngoại và khi xử không bị mức án tử hình, Đỗ Thị Phương đã không ngần ngại chi khoản tiền 500.000USD. Trong đó, bà Phương đưa cho Tuấn 350.000USD để Tuấn đưa dần cho Nam và một lần gặp gỡ khác bà đã đưa trực tiếp cho Nam 150.000USD. Trong số tiền nhận của bà Phương, Tuấn đã đưa cho Nam 51.500USD. Cả bà Phương và người môi giới Phạm Anh Tuấn không ngờ mình rơi vào “bẫy” của kẻ lừa đảo.
Bỏ trốn lại tiếp tục lừa đảo
Về khoản tiền bà Phương bỏ ra để lo “chạy án”, cơ quan tố tụng xác định Tuấn đã trả lại cho Phương 225.000USD, còn Nam chịu trách nhiệm về số tiền 201.500USD. Số tiền 41.000USD Tuấn khai đưa cho Nam nhưng không xác định được nên Tuấn phải chịu trách nhiệm.
Ảnh minh họa.
Mặc Văn Nam (SN 1965) ở Hải Dương, thường trú ở Cầu Giấy, Hà Nội, chỉ là một người làm nghề kinh doanh tự do. Trước khi gây ra vụ lừa đảo chạy án cho Phương “Linh hột”, đối tượng từng bị TAND huyện Kinh Môn, Hải Dương xử phạt 6 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nam đã từng 2 lần lấy vợ nhưng cả 2 lần đều chia tay.
Sau khi thực hiện phi vụ lừa chạy án cho Phương “Linh hột”, được khoản tiền 201.500USD nhưng đối tượng đã ăn tiêu, chơi sổ số, lô đề hết. Tháng 5.2010, Mạc Văn Nam đã bỏ trốn vào miền Nam. Chỉ một tháng sau, từ mối quan hệ gia đình nên Nam biết ông Trần Công Binh ở xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên, Bình Dương. Biết ông Binh có nhu cầu “chạy” để hưởng chế độ hưu trí nên Nam đã gợi ý có thể lo được. Ông Binh đã đưa 12 triệu và bộ hồ sơ cho Nam để lo thủ tục nhưng bộ hồ sơ thì Nam “găm” còn tiền thì đối tượng xài hết.
Dù đang mang thân phận của kẻ chạy trốn, nhưng nhờ sự giảo hoạt nên tháng 6.2011, Nam lại làm quen và nhận được mối “chạy án” cho bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) để xin cho chồng bà là Huỳnh Đức Hải bị xét xử sơ thẩm tù chung thân vì 3 tội (lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức) xuống 20 năm tù. Nam không ngần ngại ra giá với bà Ngọc khoản tiền 200 triệu đồng. Bà Ngọc đã đưa cho người tên Nguyễn Thành Nam 160 triệu đồng để người này đưa dần cho Mạc Văn Nam. Thế nhưng mới nhận 30 triệu đồng lo “chạy án” Mạc Văn Nam đã xài hết. Cùng thời điểm này đối tượng bị cơ quan điều tra bắt giữ nên vụ lừa đảo này giảm bớt được thiệt hại.
Trong những vụ lừa đảo của Mạc Văn Nam, có hai người phụ nữ bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Bà Đỗ Thị Phương, ngoài việc mất khoản tiền hơn 200.000USD, còn bị truy tố về tội đưa hối lộ theo điểm a khoản 4 điều 289 Bộ luật Hình sự có mức án từ 20 năm hoặc chung thân. Còn với bà Nguyễn Thị Bích Ngọc có thể cũng bị vướng vào lao lý khi mới đây vụ án Mạc Văn Nam đã bị TAND TP.Hà Nội trả hồ sơ để điều tra bổ sung xem hành vi đưa tiền để lo giảm án cho chồng của bà Ngọc có đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ không.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.