Fulro
-
Theo GS-TSKH Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) xâu chuỗi các vụ việc nóng ở Tây Nguyên, chúng ta thấy, giữa FULRO, sau là tổ chức Đề Ga và mới đây nhất nhóm tấn công 2 xã ở Đắk Lắk, chúng có điểm thống nhất nhau.
-
Ban Chỉ đạo 04 cùng với các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang đã xắn tay giải quyết vấn đề đời sống, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân. Từ đó đồng bào các dân tộc thiểu số đã tự nguyện kết nghĩa, phối hợp với bộ đội, công an và các ban ngành, đoàn thể quyết tâm chống lại cơn bão FULRO.
-
Những người lính trên mặt trận chống FULRO vũ trang ở Lâm Đồng đã có hàng chục năm đấu tranh, cảm hóa, đưa được nhiều đối tượng lầm lỡ trở về với buôn làng. Với họ, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công là luôn được đồng bào ủng hộ, động viên, giúp đỡ hết mình.
-
Fulro - Hồ sơ của một tổ chức tội ác đen tối (Phần 4): Phó Thủ tướng của Fulro trở thành Đại biểu QH
Ông Narit Ya Đuck, nguyên là Phó Thủ tướng Đệ nhất của Fulro năm xưa. Sau khi được cảm hóa, trở về với cộng đồng, ông đã phấn đấu và được bầu làm Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Lâm Đồng, ông còn trở thành Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13. -
Ở Tây Nguyên, cuối thập niên 80, không còn mấy ai nhắc đến Fulro nữa. Cho đến năm 1992, vấn đề Fulro lại xuất hiện ở khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia.
-
Năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Fulro - dưới sự giật dây, hỗ trợ của các ông chủ từ xa, tiếp tục tổ chức quấy phá chống lại nước ta. Từ đầu năm 1975 đến năm 1977, Fulro tiếp tục tuyên truyền, kích động gây hận thù dân tộc và tiến hành tập kích vũ trang.
-
Những năm qua, người dân, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã nỗ lực vạch trần, xóa bỏ âm mưu phục hồi “Nhà nước Đê-ga, Tin lành Đê-ga”, lật tẩy chiêu trò lừa bịp của bọn phản động. Chính quyền đã áp dụng nhiều biện pháp giáo dục cảm hóa, răn đe các đối tượng xấu, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát kinh tế...
-
“Chúng tôi phải trả giá cho sai lầm của mình bằng những năm tháng sống khổ sở trong trại tị nạn, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống…Cuộc sống giàu sang không làm cũng có của cải hoàn toàn dối trá, lừa bịp”, một nhân chứng sống từng tin theo “Tin lành Đê-ga” ở tỉnh Gia Lai bộc bạch.
-
Câu chuyện cứ đứt quãng vì có khách ghé vào. “Có lẽ thấy tôi là người lạ nên bà con tò mò ?” - nghe tôi thắc mắc, bà Her cười: "Không đâu, thường ngày vẫn thế. Bà con cứ thấy tôi có nhà là lại ghé vào hỏi chuyện”. Tôi bỗng hiểu sự tin tưởng, quý mến của dân làng với người đã gần trọn đời vì cuộc sống bình yên của họ…