Gà rừng
-
Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo tồn.
-
Một buổi sáng ngủ lại nhà người quen ở xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), bỗng nghe tiếng gà rừng gáy vang khắp xóm làng. Hỏi ra mới biết, đó là tiếng gáy của đàn gà rừng thuần hóa của cụ Phạm Văn Trực (73 tuổi, thôn Hợp Phú).
-
Sau nhiều lần thất bại trong đầu tư chăn nuôi, năm 2022, ông Phạm Văn Đen, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã nuôi thử nghiệm giống gà sao vốn có nguồn gốc từ gà rừng tại Quảng Ngãi.
-
Khởi nghiệp với mô hình nuôi gà vườn giống Bình Định, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa như ý, anh Võ Hoàng Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tìm tòi học hỏi cách nuôi "giống gà ngoại quốc, giống gà đa quốc gia" -gà Peru, và anh đã thành công, thu về trên dưới 300 triệu đồng/năm.
-
Ông Phạm Văn Trực (ở xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) thuần hóa gà rừng-một động vật hoang dã rồi nuôi thả trong vườn nhà. Gà rừng này xương nhỏ, thịt nhiều, dai, thơm ngon nên bán rất đắt khách, có con to đẹp, ông bán với giá gần 5 triệu đồng.
-
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã mạnh dạn đưa nhiều giống gà có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, điển hình là mô hình nuôi gà Mông, nuôi gà sao (vốn là giống gà có nguồn gốc từ gà rừng)...
-
Gà rừng Bảy Núi được xem là một trong những động vật đặc trưng vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Do đặc tính sống hoang dã lại có tiếng gáy véo von, có thể bay như chim và đặc biệt rất "lỳ đòn" khi mang đá, đã trở thành thứ sản vật hiếm có nên người dân nơi đây xem là giống gà quý, rất được yêu thích.
-
Từ những con gà rừng hoang dã, sau 10 năm thuần dưỡng và nhân giống phát triển, đến nay anh Lê Đỗ Chinh (SN 1990) ở phường Đông Cương, TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) đã có thu nhập khoảng 80 triệu đồng/ tháng từ mô hình nuôi gà rừng.
-
Từ niềm yêu thích, say mê với giống gà rừng, anh Dương Xuân Việt ở thôn Bản Đán, xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) đã sưu tầm và nhân đàn thành công giống gà rừng này để nuôi tại vườn nhà, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình.
-
Từ lâu, người dân ở làng Kụm xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tự hào vì nuôi được giống gà “kỳ quái” có lông mọc ngược và xù lên như lông nhím. Khác với gà thông thường, gà lông ngược có sức đề kháng cao, thịt nổi tiếng thơm ngon và có đặc tính chỉ ngủ trên cây như loài gà rừng.