Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố và Y tế bộ, ngành trên toàn quốc cho biết, tính từ đêm giao thừa và ngày mùng 1 Tết Tân Mão, các cơ sở y tế đã đỡ đẻ thường và đẻ mổ cho 2.491 trẻ.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bé Trần Đăng Dương - con của sản phụ Trần Thị Thu ở Bắc Ninh - chào đời vào đúng Giao thừa Tết Quý Mão. Những tiếng khóc to của bé vang lên giữa tiếng pháo hoa đón chào năm mới khiến gia đình và các bác sĩ đều xúc động.
Chào đời sau bé Dương 20 phút là bé gái nặng 3kg - con của sản phụ Hoàng Thị Duyên ở Hà Nội. Mẹ bé gái và mẹ Dương cùng sinh con trong 1 phòng đẻ.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, em bé "Quý Mão" đầu tiên chào đời tại Bệnh viện là con của sản phụ Phạm Thị Kim Dung, cân nặng 2,7kg.
Tiếp đó là bé gái Phạm Hồng Anh của sản phụ Trần Thị Ngọc và bé Nguyễn Diệp Phương Chi kháu khỉnh nặng 3900gr, con của sản phụ Đinh Thị Phương.
Đặc biệt, ca song thai 2 bé trai Nguyễn Minh Hiếu và Nguyễn Minh Phúc của sản phụ Đặng Thị Thủy Anh cũng đã chào đời khỏe mạnh ngay giờ phút Giao thừa đón năm mới Quý Mão.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho trên 47.000 bệnh nhân, giảm 13,8% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022.
Số bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú là 19.042 trường hợp, chiếm 52% số tới khám, giảm 29,1% so với cùng ngày Tết Nhâm dần 2022.
Các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã thực hiện 2.442 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 705 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân và cho xuất viện 31.844 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết.
Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông là 4.353 trường hợp, tăng 2,4% so với cùng ngày Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022.
Trong đó, số lượt tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.563 trường hợp, tăng 12,8% so với cùng ngày Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, chuyển tuyến trên điều trị 511 trường hợp.
Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về là 44 ca, tăng 8 ca (22%) so với cùng ngày Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022.
Như vậy, sau hai ngày nghỉ đã có 8.235 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022; trong đó 3.002 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,5% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông.
Ngày 1 Tết Nguyên đán Quý Mão, các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận 186 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 57 ca so với cùng ngày Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022; 19 trường hợp khám, cấp cứu do vũ khí tự chế, vật liệu nổ khác.
Cũng trong ngày đầu tiên của Tết Quý Mão, tổng số ca cấp cứu do đánh nhau là 551 trường hợp, giảm 5% so với cùng ngày Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi là 205 trường hợp; không có ca tử vong.
Tính chung trong 2 ngày 30 và mùng 1 Tết đã có 1.056 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 1% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 395 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 3 trường hợp tử vong.
Cũng trong hai ngày này đã có tổng cộng 4.943 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 5,1% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 10 trường hợp đã tử vong.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê đánh giá, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Quý Mão 2023, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân.
Số nhập viện do tai nạn giao thông tăng, nhưng số ca tử vong giảm; Cùng với đó, tai nạn đánh nhau giảm, tai nạn do pháo nổ lại tăng so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.