Thu hoạch lúa Nhật ở An Giang. Ảnh: I.T
Đây chính là lý do, người Nhật tìm đến Việt Nam với mong muốn được hợp tác đầu tư vào lĩnh vực này như một cách để bổ sung những lợi thế cho nhau. Có thể nói, đây chính là cơ hội để ngành nông nghiệp nước ta có sự thay đổi, lấy lại hình ảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình ảnh an toàn thực phẩm ở nước ta đang tệ đến nỗi, ông Mori Mutsuya- Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam phải nhận xét: "Với tư cách là một người sống tại Hà Nội, nguyện vọng của tôi chính là có thể an tâm ăn rau. Tiếp theo là mức độ chế biến thấp, với trên 90% sản phẩm được tiêu thụ chưa qua chế biến và chưa tạo được giá trị gia tăng cao…”.
Có thể nói, nhận xét của ông Mori Mutsuya chính là câu trả lời chính xác nhất về thực trạng của nền sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay. Đó là một nền sản xuất manh mún về quy mô, thấp kém về chất lượng (chế biến), đặc biệt là mất an toàn.
Chính vì thế, có thể nói việc hàng loạt doanh nghiệp Nhật tìm đến Việt Nam với mong muốn hợp tác, đầu tư vào nông nghiệp có thể coi là cơ hội khả dĩ nhất để chúng ta xóa đi hình ảnh của một nền sản xuất nông nghiệp không an toàn. Sẽ có những hoài nghi về việc, người Nhật có thể chỉ sang “mượn đất” của Việt Nam để sản xuất nông sản cung cấp cho người dân nước họ, còn người Việt vẫn bị đứng ngoài cuộc chơi đó.
Nhưng cũng đã đến lúc, chúng ta cần sòng phẳng, gạt bỏ những hoài nghi đó để hợp tác với người Nhật, học hỏi họ về cách tổ chức sản xuất, quản lý... Từ đó chúng ta có thể “bắt chước” họ mở rộng ra những mô hình kiểu như vệ tinh để tiến tới tất cả nông sản sản xuất tại Việt Nam được gắn với hai chữ: An toàn!.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.