Chạy dọc theo khu vực bờ kè trung tâm thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) hiện nay, nhìn xuống sông Tiền, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những chiếc ghe có gắn vợt lưới trước mũi để đánh bắt cá linh.
Nước đầu nguồn rút cũng là thời điểm nguồn cá linh làm nước mắm cá linh dồi dào. Các cơ sở chế biến ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX Tân Châu, tỉnh An Giang) bắt đầu nhộn nhịp làm nước mắm cá linh phục vụ thị trường cả năm. Nghề làm nước mắm cá linh tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương có thêm thu nhập.
Hiện tại, người dân vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp bước vào cuối vụ đánh bắt cá linh đặc sản mùa cá ra sông, đây cũng là thời điểm người dân tập trung làm mắm cá linh.
Thời điểm này, nước trên các cánh đồng lũ đã rút dần ra sông, cá linh đặc sản đã già và sản lượng đánh bắt dồi dào. Giá cá linh quá rẻ, các cơ sở làm mắm cá linh ở các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp đang tăng mạnh thu mua...
Thời điểm này, nước đã tràn ngập các cánh đồng, nguồn cá linh cũng nhiều hơn, đây là thời điểm các cơ sở sản xuất nước mắm cá linh truyền thống tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp tập trung thu mua cá về ủ.
Người dân đánh bắt cá linh bán tại chỗ với giá hơn 150.000 đồng/kg, nếu đưa về chợ, cá bán với giá 200.000 đồng/kg, thậm chí 300.000 đồng/kg cá linh non con tươi.
Cá linh non đầu mùa nước nổi bán ngoài chợ Thường Thới giá tới 250.000 đồng/kg. Tại huyện đầu nguồn Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), nơi đón lũ tràn đồng sớm nhất, người dân đã bắt đầu đánh bắt được cá đồng.
Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn và gắn liền với con nước đổ nhưng chính hình ảnh đánh bắt cá và phiên "chợ hẹn" đã góp phần làm sinh động cho bức tranh miền Tây sông nước mỗi khi mùa nước nổi về. Đồng Tháp được biết đến là một trong những tỉnh đầu nguồn đón dòng nước lũ từ thượng nguồn đổ về.