Giá cà phê ngày 26/2: Giá cà phê thế giới vẫn giảm, trong nước tăng trở lại

Nguyễn Phương Thứ hai, ngày 26/02/2024 14:06 PM (GMT+7)
Theo các nhà quan sát, giá cà phê thế giới tiếp tục sụt giảm một phần là do sức bán ra khá mạnh từ Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Trong nước, giá cà phê ghi nhận tăng trở lại, mức giao dịch hiện ở mức 81.500 - 82.300 đồng/kg.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 26/2: Các địa phương điều chỉnh giá tăng

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 3/2024 được ghi nhận tại mức 3.030 USD/tấn sau khi giảm 2,67% (tương đương 83 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 5/2024 tại New York ở mức 180,3 US cent/pound sau khi giảm 1,56% (tương đương 2,85 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 12h58 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê ngày 26/2: Giá cà phê thế giới vẫn giảm, trong nước tăng trở lại- Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 26/02/2024 lúc 12:58:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 26/2: Giá cà phê thế giới vẫn giảm, trong nước tăng trở lại- Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 26/02/2024 lúc 12:58:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 26/2: Giá cà phê thế giới vẫn giảm, trong nước tăng trở lại- Ảnh 3.

Báo cáo tồn kho ICE tăng mạnh đã gây hiện tượng bán tháo của các quỹ và đầu cơ đã khiến giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm.

Báo cáo tồn kho ICE tăng mạnh đã gây hiện tượng bán tháo của các quỹ và đầu cơ đã khiến giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm.

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 3 giảm tất cả 188 USD, tức giảm 5,82 %, xuống 3.043 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 111 USD, tức giảm 3,53 %, còn 3.030 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York có 2 phiên tăng đầu tuần và 2 phiên giảm cuối tuần. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 6,40 cent, tức giảm 3,43 %, xuống 180,30 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 6,55 cent, tức giảm 3,53 %, còn 179,05 cent/lb, các mức giảm cũng khá mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Trong nước, giá cà phê hôm nay tăng 600 - 700 đồng/kg. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 81.500 - 82.300 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận mức giá thấp nhất là 81.500 đồng/kg - tăng 600 đồng/kg, kế đến là tỉnh Gia Lai với mức giá 82.000 đồng/kg - tăng 700 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông lần lượt tăng 600 đồng/kg và 700 đồng/kg, ghi nhận mức giá là 82.100 đồng/kg và 82.300 đồng/kg.

Dữ liệu báo cáo tồn kho của ICE tăng rất đáng kể trên cả hai thị trường khiến giá cà phê kỳ hạn sụt giảm khá mạnh, kết hợp với báo cáo Việt Nam xuất khẩu cà phê tháng 1 tăng mạnh tới 67,45% so với cùng kỳ và nhiều dự kiến sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2024/2025 cao hơn các dự báo trước đó do thời tiết khô hạn đã giảm bớt. Trong khi đó, tỷ giá đồng Reais tiếp tục sụt giảm so với USD đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, nhu cầu mua tại thị trường nội địa Việt Nam hiện rất cao đã đưa giá cà phê trong nước đi ngược chiều với giá kỳ hạn tại London.

Tồn kho cà phê Robusta do sàn London Chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ sáu ngày 23/2 đã tăng 2.910 tấn, tức tăng 14,48 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 23.000 tấn (khoảng 383.333 bao, bao 60 kg), mức tăng khá mạnh, đã gây tiêu cực cho giá cà phê Robusta kỳ hạn khi các quỹ và đầu cơ vội vàng bán tháo, bất chấp lo ngại nguồn cung đang bị thắt chặt vì vấn đề vận tải hàng hải quốc tế và nhu cầu toàn cầu về loại cà phê “giàu vị đắng” ngày càng cao.

Theo các chuyên gia, nhu cầu mua để hoàn thiện đơn hàng và áp lực về nguồn cung khiến giá cà phê đã vượt mức 82.000 đồng/kg. Nguồn cung thiếu hụt cũng được dự báo sẽ tiếp tục đẩy giá cà phê Việt Nam đi lên trong thời gian tới.

Việc EU quy định cà phê vào thị trường phải đáp ứng Quy định chống phá rừng (EUDR) cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê hiện nay. Bởi nhiều nước vẫn chưa kịp chuẩn bị các thủ tục đáp ứng yêu cầu về Quy định chống phá rừng của EU, trong khi đó, về cơ bản cà phê Việt đáp ứng được yêu cầu này, dẫn đến khách hàng sẽ ưu tiên mua hàng của Việt Nam.

Ngành cà phê Việt Nam đã có khởi đầu thuận lợi trong tháng đầu tiên của năm 2024 sau khi đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng vào năm ngoái.

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm, trong tháng 1/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 37% tổng lượng xuất khẩu của cả nước, đạt 87.748 tấn, với kim ngạch 263,18 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 17,9% về kim ngạch so với tháng trước; tăng 41,2% về lượng và 94,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đối với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 15.123 tấn, với kim ngạch 44,28 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và 11,5% về trị giá so với tháng trước; tăng 38,7% về lượng và 97,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang 2 thị trường Nga và Indonesia tăng mạnh 3 chữ số so với tháng trước. Lượng cà phê xuất khẩu sang một số thị trường lớn khác cũng ghi nhận kết quả tích cực so với tháng trước như: Mỹ và Trung Quốc tăng hơn 3%, đặc biệt Nga và Indonesia tăng tới 106% và 233,1%... 


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem