Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
DXY nối tiếp đà giảm sau quyết định giữ nguyên mức lãi suất của Fed đã hỗ trợ sức mua của các tiền tệ mới nổi.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 1 tăng thêm 44 USD, lên 2.372 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 38 USD, lên 2.323 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 5,55 cent, lên 170,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng thêm 5,30 cent, lên 169,15 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 200 đồng, lên dao động trong khung 57.200 - 58.200 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 57.200 đồng/kg, đi ngang. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với 58.000 đồng/kg. Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 58.200 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Sau quyết định vẫn giữ nguyên mức lãi suất tiền tệ hiện hành của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, DXY tiếp tục sụt giảm do dữ liệu yếu kém về thị trường việc làm Mỹ thấp hơn dự báo và kỳ vọng Fed có thể bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Các sàn chứng khoán và hàng hóa cùng nhau khởi sắc nhờ các Quỹ lớn và đầu cơ quay lại mua mạnh với khối lượng rất cao. Giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng tích cực còn do Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vẫn duy trì dự báo nguồn cung niên vụ mới 2023/2024 sẽ thiếu hụt 7,26 triệu bao, bất chấp các nước sản xuất chính như Brazil, Việt Nam, Colombia có sản lượng tăng.
Đồng Reais tăng cũng không khuyến khích người Brazil bán cà phê xuất khẩu đã hỗ trợ thị trường giá tăng.
Nấm hồng là một loại bệnh hại phổ biến trên cây cà phê, bên cạnh bệnh gỉ sắt hay khô cành khô quả. Bệnh gây hại chủ yếu ở chùm quả và cành non, làm cây khô héo và chết.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh do chủng nấm có tên khoa học là Corticium salmonicolor gây ra.
Khi ký sinh trên cây trồng, nấm sẽ phát triển hệ thống vòi hút, còn gọi là rễ, ăn sâu vào phần thân, hút các chất dinh dưỡng của cây để sinh sống, đồng thời làm cho hệ thống mạch dẫn bị phá hủy, phần thân bị nhiễm bệnh không được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng nên sẽ vàng úa, khô héo rồi chết.
Nấm bệnh thường có xu hướng lên kết với nhau tạo thành những mảng lớn, không xử lý kịp thời sẽ lan rộng sang cả những cành lớn và thân chính. Làm cho cây suy kiệt, héo úa rồi chết khô.
Giai đoạn bệnh nấm hồng trên cây cà phê bùng phát thường là thời điểm cây đang nuôi trái, làm trái non rụng nhiều, giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng của cây.
Bệnh lây lan trên cây khá nhanh, nhưng lây sang cây khác thì chậm hơn, tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi (mưa nhiều, gió mạnh, mức độ giao tán cao do trồng dày…) bệnh có khả năng bùng phát thành dịch.
Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh nấm hồng cà phê
Loại nấm gây bệnh nấm hồng hại cà phê thường phát triển mạnh vào mùa mưa, giai đoạn có nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm không khí cao (trên 85%). Thường bắt đầu gây hại vào tháng 6 – tháng 7, lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 sau đó giảm dần.
Các vườn trồng cà phê với mật độ dày, cây che bóng quá rợp bệnh sẽ phát triển mạnh và có xu hướng lây lan nhanh hơn.
Triệu chứng cà phê bị bệnh nấm hồng
Bệnh thường gây hại trên chùm quả và cành non, tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể phát triển sang cả những cành lớn và thân chính
Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu trắng nhìn như bụi phấn. Sau đó lan rộng thành mảng lớn, bề mặt có nhiều phấn màu hồng nhạt.
Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí hay đọng nước, ít được chiếu sáng như kẽ quả, chùm quả, phần dưới cành…
Sau một thời gian phát triển, bệnh sẽ làm cho chùm quả, cành lá bị nhiễm bệnh trở nên khô héo, phủ nhiều bụi hồng (chính là bào tử nấm) và chết khô trên cây.
Biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng hại cà phê
Biện pháp canh tác
Trồng cà phê với mật độ vừa phải, phù hợp với đặc điểm của từng giống.
Sử dụng các loại cây che bóng có tán trung bình, hàng năm nên rong tỉa cành ít nhất 2 lần.
Sau vụ thu hoạch và trước các đợt bón phân, cần tiến hành cắt cành, bẻ chồi, giữ tán cây thông thoáng
Bón phân cho cà phê cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, riêng phân hữu cơ (phân chuồng hoai, hoặc vỏ trấu đã ủ) nên chứa các chủng nấm đối kháng Trichoderma, giúp phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê nói riêng và các loại nấm hại trên cây trồng nói chung.
Thường xuyên thăm nom vườn tược, phát hiện sớm các cây bị bệnh để kịp thời cắt bỏ, tiêu hủy và xử lý bệnh bằng các loại thuốc chuyên dùng.
Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Tương tự như các bệnh hại thường gặp trên cây cà phê, bệnh nấm hồng cũng có thể xử lý bằng các thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất Hexaconazole, Validamycin,… hoặc các thuốc chứa ion đồng, ion bạc… Bà con có thể tham khảo thuốc trừ bệnh A-V-T Vil 5SC (hoạt chất Hexaconazole 50g/l).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.