Giá cà phê ngày 1/11: Hai sàn đảo chiều hồi phục, giá cà phê trong nước quay đầu tăng vọt
Giá cà phê ngày 1/11: Hai sàn đảo chiều hồi phục, giá cà phê trong nước quay đầu tăng vọt
Nguyễn Phương
Thứ tư, ngày 01/11/2023 13:15 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 1/11: Thị trường cà phê thế giới ghi nhận sự phục hồi trở lại. Trong nước, giá cà phê hôm nay cũng quay đầu tăng vọt 1.000 đồng/kg. Theo đó, 59.500 đồng/kg là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Giá cà phê hôm nay 1/11: Giá cà phê trong nước quay đầu tăng vọt 1.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 1/2024 được ghi nhận tại mức 2.367 USD/tấn sau khi tăng 2,29% (tương đương 53 USD).
Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 trên sàn ICE US – New York ở mức 167 US cent/pound sau khi tăng 4,97% (tương đương 7,9 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 11h24 (giờ Việt Nam).
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay quay đầu tăng 1.000 đồng/kg. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 58.700 - 59.500 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 58.700 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 59.400 đồng/kg. Hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 59.500 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Giá cà phê trong nước hôm nay 1/11/2023 lấy lại những gì đã mất trong phiên trước chốt ở 58.700 – 59.500 đồng/kg. Thời tiết đang tốt dần lên đưa đến kỳ vọng hoạt động xuất khẩu Việt Nam sẽ sớm được cải thiện nhờ nguồn cung vụ mới.
Tại Việt Nam, tốc độ thu hoạch tăng đã giúp hạn chế mức tăng trên thị trường cà phê Robusta.
Xuất khẩu cà phê Robusta Sumatra của Indonesia đạt 12.564,8 tấn trong tháng 9/2023, giảm 54,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm so với mức 16.166,1 tấn xuất khẩu trong tháng 8/2023.
Xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 9/2023 đã tăng 12,8% so với cùng tháng năm 2022, một phần được hỗ trợ bởi vụ thu hoạch bội thu tại một số vùng của nước xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Phi này. Nước này chủ yếu trồng cà phê Robusta, loại cà phê rẻ hơn và có hàm lượng caffeine cao hơn cà phê Arabica.
Tồn kho trên sàn giao dịch ICE chứng nhận đã giảm xuống mức thấp nhất một năm ở 389.138 bao.
Bệnh này gây hoại tử thâm đen từng đốm và làm cho quả cà phê xanh bị rụng sớm. Bệnh do nấm Colletotrichum kahawae gây ra.
Bệnh này có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, gây thiệt hại đáng kể về năng suất cà phê.
Môi trường ưa thích của chúng là ẩm ướt và có nhiệt độ dưới 20 độ C. Do đó bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là sau những cơn mưa vào chiều tối.
Cách xử lý bệnh khô cành khô quả ở cây cà phê
Các thuốc đặc trị thán thư, khô cành, khô quả trên cà phê nên sử dụng các hoạt chất sau: Albendazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Carbendazim, Propiconazole, Benomyl + Copperoxychloride…
Khi phun cần chọn ngày mát trời, lặng gió, phun tối thiểu 2 lần, cách nhau 7-15 ngày, để tăng hiệu quả của thuốc. Nên phun phòng vào đầu mùa mưa, đây là thời điểm tốt cho các loại nấm bệnh phát triển.
Một số thuốc đặc trị khô cành khô quả cà phê
– Thuốc Derosal 50 (0,2%)
– Thuốc Tilt 250 EC (0,1%)Thuốc
– Viben-C 50BTN (0,2%)
– Thuốc Abenix 10FL (0,25 – 0,3%)
– Thuốc Chevin 5SC
– Phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.