Gia Cát Lượng từng có ba lời tiên đoán, kết quả ra sao?
Gia Cát Lượng từng có ba lời tiên đoán, kết quả tiên đoán rốt cuộc ra sao?
Nguyễn Lê
Chủ nhật, ngày 06/06/2021 08:30 AM (GMT+7)
Gia Cát Lượng được biết đến là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc. Đương thời, Gia Cát Lượng chỉ từng nói qua ba lời dự đoán, nhưng ba dự đoán ấy đều được chứng minh tính chân thực. Vậy cụ thể là như thế nào?
Gia Cát Lượng được biết đến là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc, tài năng trác việt của ông khiến hậu thế luôn phải kính phục. Ngày nay khi nhắc đến Gia Cát Lượng, mọi người đều sẽ nhắc đến hàng loạt những sự kiện lớn. Ví như Gia Cát Lượng khẩu chiến quần Nho, Gia Cát Lượng xử trảm Mã Tắc, Gia Cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch, hay việc ông dùng kế thuyền cỏ mượn tên…
Trí tuệ vượt bậc của Gia Cát Lượng thật khiến chúng ta không khỏi phải thán phục. Đương thời, Gia Cát Lượng chỉ từng nói qua ba lời dự đoán, nhưng ba dự đoán ấy đều được chứng minh tính chân thực. Vậy cụ thể là như thế nào?
Ba lời dự đoán của Gia Cát Lượng, điều nào cũng vô cùng bí ẩn, nhưng cuối cùng đều được chứng minh chính xác, lẽ nào tất cả chỉ là trùng hợp?
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là tể tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Lúc bấy giờ, Tào Tháo đang xưng bá một phương, tự cho mình là thiên tử, muốn thống lĩnh các nước trư hầu. Khi Tào Tháo điều binh, Gia Cát Lượng phải lựa chọn dời đi để đảm bảo an toàn cho gia tộc. Gia Cát Lượng khi đó còn trẻ tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng hơn người, là người xuất chúng so với những người đồng trang lứa với ông.
Một ngày, Khổng Minh cùng đám bạn cùng chơi đùa, ông nói với họ rằng về sau họ sẽ có thể bước vào con đường khoa bảng và sẽ làm quan, tướng. Nhưng ông dự đoán họ chỉ có thể làm tới chức thứ sử hoặc thái thú. Một người trong số họ nói với Khổng Minh: " Vậy tương lai cậu có làm quan không? Chức quan của cậu trong tương lai là gì?". Lúc ấy, Khổng Minh chỉ mỉm cười đáp lại, không nói không rằng.
Thời gian trôi qua, những người bạn năm xưa đều đã trưởng thành. Quả nhiên, đúng như lời Khổng Minh nói, họ đều lần lượt làm quan, nhưng lại không phải những vị trí quan trọng. Còn Khổng Minh lúc này, đã ba lần được Lưu Bị mời xuống núi, cuối cùng trở thành tể tướng Thục Hán. Như vậy có thể khẳng định lần dự tính này của ông là chính xác.
Có lẽ người đời không còn xa lạ với câu nồi nào úp vung nấy. Câu nói này chứng minh sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái ngay từ khi còn nhỏ, bất cứ hành vi lời nói nào của cha con trẻ cũng sẽ học theo. Đồng thời, kiến thức, trí tuệ của cha mẹ cũng sẽ di truyền cho con sau này. Chúng ta có thể hình dung, một người tài năng, trí tuệ như Khổng Minh chắc chắn con của ông sẽ không phải là người bình thường.
Khổng Minh có con khi tuổi đã cao, con trai ông khi còn nhỏ đã rất xuất chúng, hơn xa những đứa trẻ cùng trang lứa. Khi ai nấy đều kì vọng vô cùng lớn vào đứa bé thì Khổng Minh lại nói " Đứa trẻ này cuộc sống về sau vô cùng tầm thường, nó quá xốc nổi, không thể làm nên đại sự". Người bình thường khi nghe câu nói này nhất định sẽ cảm thấy ông đối với con trai quá nghiêm khắc, đây có lẽ là một lời khiêm tốn mà thôi.
Về sau, khi Khổng Minh ốm bệnh qua đời, con trai ông tiếp tục làm việc cho Thục Hán. Trong một trận chiến, con trai Khổng Minh đã phải bỏ mạng chiến trường bởi lòng tham chiến tích và tính xốc nổi. Lần này, lời tiên đoán của Khổng Minh lại một lần nữa được nghiệm chứng, nhưng không biết lần này nếu có thể biết được kết quả thì ông vui hay buồn.
Tuy nhiên, dự đoán cuối cùng của Khổng Minh phải đến hơn ba trăm năm sau đó mới có hồi đáp. Bảy lần giao đấu với Mạnh Hoạch Khổng Minh đều toàn thắng. Để tưởng nhớ cuộc chiến, ông đã viết nên một bia ký, nội dung: vạn năm sau sẽ có người tài giỏi hơn ông đi qua nơi từng xảy ra trận chiến này.
Tướng sỹ lúc bấy giờ đều cho rằng phải đến vạn năm sau mới có người tài trí vượt trên cả Khổng Minh xuất hiện. Nhưng có lẽ phần nhiều do lòng kính phục nên họ mới đều cho là vậy. Nhưng sự thực kết quả lời tiên đoán thì sao?
Vào thời nhà Tùy Đường, có một vị tướng quân đi ngang qua nơi này, khi nhìn thấy tấm bia, ông đã lau sạch bụi trên mặt bia ký, sau khi nhìn thấy nội dung trên bia, ông thực sự bàng hoàng. "Vạn tuế quá thử" (Vạn Tuế đi qua nơi này/ vạn năm sau có người đi qua nơi này). Tên của vị tướng quân ấy cũng chính là Vạn Tuế. Có lẽ đây không hề là sự trùng hợp, chuyện này sau khi được lan truyền, mọi người ai nấy đều ngạc nhiên về khả năng dự đoán của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng không phải là nhà tiên tri. Nhưng với tài năng và trí tuệ, cùng vốn kiến thức phong phú về mọi mặt, ông đã trở thành một con người lỗi lạc thời kỳ Tam Quốc. Qua đây ta càng có thể khẳng định rằng, người có tài năng sẽ không bao giờ bị lu mờ, mà trái lại họ sẽ tỏa ánh hào quang dù bất cứ nơi đâu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.