Triệu Vân là một trong "Ngũ hổ lương tướng" nổi danh dưới trướng của Lưu Bị, có ngoại hiệu tướng quân "bách chiến bách thắng" và "cỗ máy chiến đấu" của thời Tam quốc. Chiến tích của ông nhiều đến mức không thể đếm xuể.
Thế nhưng, vị tướng quân dũng mãnh vô địch này cũng không thể chống lại sức mạnh của thời gian và số mệnh, cuối cùng đã qua đời vì bệnh tật.
Thời điểm đó, nước Thục đang được Gia Cát Lượng chấp chính. Khi nghe tin Triệu Vân qua đời, Gia Cát Lượng đã đau đớn khóc lớn ngay trước mặt hàng nghìn binh sĩ. Ông khóc vì mất đi một người bạn đồng hành trong bao trận chiến hiểm nguy, khóc vì nước Thục đã thiếu đi một vị tướng quân đại tài.
Mặc dù cái chết của Triệu Vân đã khiến Gia Cát Lượng đau khổ khôn nguôi, nhưng vẫn còn cái chết của một vị tướng quân từng khiến Gia Cát Lượng phải tức đến thổ huyết. Đó chính là Trương Bào.
Trương Bào là con trai trưởng và là người thừa hưởng toàn bộ ưu điểm của Trương Phi
Giai đoạn đầu, Gia Cát Lượng đã đồng hành cùng Trương Phi và Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ. Mặc dù có nhiều mâu thuẫn trong chiến lược dẫn binh, nhưng ông và Trương Phi vẫn có mối quan hệ rất tốt. Đồng thời, Trương Phi cũng vô cùng tôn kính Gia Cát Lượng - vị quân sư xuất chúng.
Trong trận chiến đấu với quân Ngô, tướng quân nước Ngô - Tạ Tinh đã đối đầu với Trương Bào và bị ông chèn ép đến mức không thể đánh trả.
Lý Dị thấy Tạ Tinh không địch lại Trương Bào nên đã xông lên giúp đỡ. Ba người giao chiến, khó phân thắng bại, nhưng Trương Bào vẫn chiếm ưu thế hơn một chút.
Lúc này, Đàm Hùng (một viên tướng khác của nước Ngô) lo lắng hai vị tướng nước mình bị Trương Bào giết chết nên đã hạ lệnh cho binh sĩ bắn cung tên. Thế trận dày đặc đã khiến Trương Bào không thể chống trả nổi và cuối cùng phải bỏ mạng bởi những mũi tên đâm vào người.
Được biết, trong các cuộc chiến thời xưa, không được có bất kỳ ai xen vào cuộc chiến của những tướng quân đang đơn đấu, vì cuộc chiến công bằng thể hiện chí khí và danh tiếng của mỗi người. Có thể nói, Trương Bào là một vị tướng vô cùng xuất sắc và tài ba khi đã ép kẻ địch phải hạ đối sách "chơi dơ" để thoát thân.
Hành động chen ngang của binh sĩ nước Ngô đã khiến Gia Cát Lượng vô cùng tức giận nhưng nhất thời ông không thể làm gì khác vì mọi chuyện diễn ra quá bất ngờ.
Giai đoạn này, nước Thục đang ở trong tình trạng suy yếu trên mọi phương diện. Theo đó, rất nhiều tướng lĩnh kiệt xuất đã chết trận nên không còn ai có thể cầm cự và duy trì sự tồn tại của nước Thục.
Cái chết của Trương Bào đã khiến Gia Cát Lượng không còn hy vọng nào cho đất nước mà ông đã dành trọn tâm huyết cả đời. Đồng thời, ông đã rất ân hận khi đã không thể hoàn thành tâm nguyện của vị tiên đế (Lưu Bị) đã mất. Đây chính là nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng đau đớn đến thổ huyết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.