Dưới đây là một số việc gia chủ cần làm để đón tài lộc, may mắn trong Tết Nguyên đán 2023
Một là rút tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ Tết Nguyên đán 2023
Sau lễ cúng tiễn ông Táo lên chầu Trời, các gia đình sẽ tất bật soạn sửa, mua sắm đồ chuẩn bị Tết. Đặc biệt, trong quan niệm của người Việt một nghi lễ quan trọng không kém các lễ cúng thần linh đó là rút tỉa chân hương.
Theo nhiều chuyên gia phong thủy, văn hóa cho biết, trong 1 năm thờ cúng, người ta thường ít động vào bàn thờ vì sợ ảnh hưởng đến mặt tâm linh.
Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người dân tranh thủ dọn dẹp.
Để chuẩn bị cho việc tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:
Khăn sạch.
Nước sạch.
Giấy sạch.
Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, việc dọn dẹp đồ đạc cũ, vứt bỏ những đồ không còn dùng đến là cách để xua đuổi tà khí trong nhà. Năm mới nghĩa là cái gì cũng mới. Nên không gian sống của gia đình, đặc biệt là khu vực bếp cần được mới mẻ, được thêm nguồn sinh khí mới.
Sau lễ cũng ông Công ông Táo, nên dọn dẹp nhà cửa khang trang hơn là vì lí do trên.
Ba là tảo mộ cuối năm
Tảo mộ cuối năm là một việc làm không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây là truyền thống ngàn đời thể hiện văn hóa "uống nước nhớ nguồn" của người Việt.
Theo truyền thống, lễ tảo mộ cuối năm sẽ được các gia đình thực hiện vào khoảng sau Tết ông Công ông Táo đến chiều 30 Tết.
Vào ngày này, các gia đình, dòng họ đều cùng nhau sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Người ta phát quang cỏ dại, lau chùi xung quanh mộ phần để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất.
Nhiều gia đình còn cho tu bổ lại những nấm mồ thấp, chưa đẹp. Sau đó, họ đem hương, hoa, lễ vật đến thắp hương để mời gọi những người quá vãng về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Bốn là làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng tất niên
Lúc này, ban thờ đã sạch sẽ, khang trang để chào đón Thần linh, các gia đình cần làm lễ an vị Táo quân, an vị Thần linh. Thông thường, lễ cúng này được làm vào trưa ngày 30 Tết. Tuy nhiên, các gia đình về quê, đi xa trong ngày này có thể cúng sớm hơn. Có thể cúng lễ Tất niên gộp vào lễ thỉnh an vị Táo quân vào buổi trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.
Đồ lễ cúng thông thường gồm có xôi, gà, tiền, vàng… Nhưng đây lại là dịp gia đình đoàn tụ, nên mâm cỗ cúng thường đa dạng hơn với các món ăn truyền thống như canh măng, thịt đông, miến… Một số gia đình còn giữ được nếp cũ, trong mâm cơm cúng ngoài xôi, gà còn có giò, nem (chả giò), ninh (món hầm), mọc (món trứng đúc thịt băm, hấp cách thủy).
Trên đây là những việc cần làm sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, trước Tết Nguyên đán 2023 để đón tài lộc, may mắn trong năm mới các gia đình tham khảo để đón năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự may mắn, thuận hòa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.