Thay đổi tập quán canh tác, chịu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, quản lý tốt dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng Nấm rơm được nông dân xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) áp dụng và nhân rộng khá thành công mô hình “Trồng nấm rơm trong nhà”.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long, từ giữa tháng 1 đến nay, giá các loại thủy sản nuôi đều tăng, người nuôi có lãi cao. Nấm rơm cũng tăng giá, giữ ở mức giá cao từ tháng 1 đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Hiện nay, giá nấm rơm được nông dân ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) bán cho thương lái xuất đi Thành phố Hồ Chí Minh (loại nấm đá) có giá 50.000 đồng/kg. Riêng nấm thường có giá khoảng 40.000 đồng/kg, nếu bán lẻ tăng hơn đôi chút.
Tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) anh Nguyễn Thanh Hà mạnh dạn thực hiện mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính. Đến nay, mô hình trồng nấm rơm kiểu mới lạ này cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Nhiều hộ trồng nấm rơm trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), cho biết mặc dù thời điểm này không phải là vụ thu hoạch rộ của người trồng nấm rơm nhưng giá nấm rơm đang ở mức thấp cả mua vào và bán ra.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) phát triển mạnh mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính. Mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính cho năng suất nấm rơm và chất lượng nấm rơm vượt trội so với hình thức trồng truyền thống.
Mô hình trồng nấm rơm xuất hiện tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã khá lâu. Theo đánh giá của Hội Nông dân huyện, đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
Là người có nhiều năm trong nghề trồng nấm rơm nên anh Vũ Hoàng Đệ, ở ấp 6, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), cho rằng nếu như có người trồng được nấm rơm trong thời điểm này thì chẳng những bán được giá cao mà còn lãi nhiều gấp bội.